Mục tiêu và quan điểm quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nghệ

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Nghệ An đến năm 2010 (Trang 69 - 72)

I. Mục tiêu và quan điểm quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nghệ An đến năm 2010: Nghệ An đến năm 2010:

1. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2010:

Phát huy thế và lực hiện có, khai thác có hiệu quả các công trình kinh tế xã hội đã đợc xây dựng; tận dụng mọi nguồn lực cho đầu t sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trọng tâm là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, có chất lợng và sức cạnh tranh cao.

Phát triển mạnh nguồn nhân lực, mở rộng và nâng cao chất lợng giáo dục và dạy nghề. Chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ môi trờng sinh thái.

Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng 3-3.5 lần so với năm 2003. Thu nhập bình quân đầu ngời đến năm 2010 tăng 3 lần so với

năm 2003. Tốc độ tăng trởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006- 2010 là 8.5-9.5%.

-Kim ngạch xuất khẩu tăng 20-25%.

-Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ phát triển dân số còn khoảng 1%.

-Đến năm 2010 sẽ không còn hộ nghèo.

-Hàng năm giải quyết việc làm cho 2,5 vạn lao động.

-Đến năm 2010 giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dỡng còn khoảng 10%. Đảm bảo 100% trẻ em đợc tiêm chủng.

-Phấn đấu đảm bảo 100% dân số đợc dùng nớc sạch vào năm 2010. -Năm 2010 sẽ phủ sóng truyền hình 100%.

-Phấn đấu 100% các xã có đờng ô tô vào đến trung tâm xã.

2. Quan điểm khai thác sử dụng đất:

Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế nhng lại là điều kiện không thể thiếu đợc trong mọi quá trình phát triển của một quốc gia. Vì vậy việc khai thác sử dụng triệt để có hiệu quả quỹ đất đai cho các mục đích là việc đợc đặt lên hàng đầu. Từ nay đến năm 2010 cơ bản đa toàn bộ quỹ đất trống đồi trọc, đất hoang hoá vào sử dụng. Việc bảo vệ, sử dụng hợp lý đất đai, đa lại hiệu quả kinh tế xã hội cao là nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng cho chiến lợc phát triển kinh tế xã hội một cách ổn định, lâu bền của tỉnh đến năm 2010 và xa hơn nữa.

1.Sử dụng đất đai phải đảm bảo u tiên cho nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện chiến lợc an toàn lơng thực, thoả mãn nhu cầu nông phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp, nâng cao hệ số sử dụng đất. Bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hớng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trờng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với hệ sinh thái trên những vùng địa hình khác nhau theo phơng thức nông lâm kết hợp, đảm bảo sự phát triển bền vững. ổn định diện tích đất trồng lúa, tăng nhanh diện tích gieo trồng, hạn chế việc lấy đất canh tác (đặc biệt là đất trồng lúa 2 vụ) chuyển sang các mục đích khác. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp,

cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, ứng dụng các tiến bộ về công nghiệp sinh học, từng bớc thực hiện một nền nông nghiệp sạch.

2.Bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng hiện có (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng). Đẩy mạnh khoanh nuôi làm giàu, trồng rừng mới để phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm tái tạo rừng để có điều kiện làm tốt chức năng phòng hộ, quốc phòng, cung cấp lâm đặc sản cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo vệ và cân bằng môi trờng sinh thái.

Đa diện tích đất rừng từ 42% diện tích tự nhiên (năm 2003) lên khoảng 70% vào năm 2010.

3.Dành quỹ đất hợp lý cho sự phát triển công nghiệp nhất là những ngành công nghiệp có khả năng khai thác những tiềm năng sẵn có nh công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản là những ngành có thể tạo ra sức tăng trởng mạnh mẽ trong công nghiệp cũng nh trong nền kinh tế tỉnh. Hình thành các khu công nghiệp tập trung nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, tạo môi trờng thu hút vốn đầu t của các thành phần kinh tế. Phát triển công nghiệp , trên cơ sở đó thúc đẩy hình thành những trung tâm đô thị, dịch vụ, cải thiện bộ mặt kinh tế của tỉnh. Gắn việc phát triển công nghiệp hoá với quá trình đô thị hoá, phát triển mạng lới đô thị rộng khắp trong phạm vi toàn lãnh thổ.

4.Sử dụng đất phải đáp ứng đợc nhu cầu đất ở của nhân dân, đảm bảo chất lợng môi trờng sống. Đất ở cần đợc bố trí tập trung trên cơ sở mở rộng khu dân c cũ hoặc hình thành khu mới nhng quy mô đủ lớn để tiết kiệm đất xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Hạn chế dần và đi đến chấm dứt giao đất thổ c tản mạn, phân tán, cha có quy hoạch.

5.Đầu t xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, cần tiến hành đồng bộ trớc khi mở rộng các thành phố, thị xã, thị trấn; hình thành khu công nghiệp; khu dân c nông thôn. Ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, kinh tế kỹ thuật phục vụ sản xuất nhng không coi nhẹ các cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống, văn hoá- xã hội của ngời dân.

6.Khai thác sử dụng đất phải chú ý đến bảo vệ môi trờng để sử dụng ổn định và bền vững, kết hợp giữa trớc mắt và lâu dài, phù hợp với chiến lợc công nghiệp hoá- hiện đại hoá, đô thị hoá của đất nớc; điều chỉnh dần và tiến tới chấm dứt những bất hợp lý trong quản lý, sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Nghệ An đến năm 2010 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w