Đặc điểm của Cty.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác xây dựng và quản lý chiến lược kinh doanh ở các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VN hiện nay (Trang 25 - 29)

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cty.

1.1.1 Quá trình hình thành của Cty:

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nớc dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu á - ra đời. Nhng không bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lợc nớc ta. Trớc tình thế đó, ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hởng ứng lời kêu gọi đó nhiệm vụ phục vụ bộ đội về quân trang cũng trở thành một công tác quan trọng.

Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến, từ năm 1947 đến năm 1949, việc may quân trang không chỉ tiến hành ở Việt Bắc mà còn ở cả các nơi khác nh: miền Tây tỉnh Thanh Hoá, miền Tây tỉnh Ninh Bình, Hà Đông. Để giữ bí mật, các cơ sở sản xuất quân trang của ta đều đợc đặt tên theo bí số của quân đội nh X1, X30, AM1, BK1, CK1 vv…, đây chính là những đơn vị tiền thân của Xởng May 10 hợp nhất sau này.

Tại chiến khu Việt Bắc, ba xởng may nhỏ là AK1, CK1 đợc sát nhập lại thành Xởng may Hoàng Văn Thụ, sau đó ít lâu đổi tên thành Xởng May 1 mang bí số là X1. Trong số công nhân may của X1 ở Việt Bắc có một số thợ quê ở làng Cổ Nhuế (Từ Liêm-Hà Nội) tự nguyện rời làng quê đi kháng chiến. Họ đợc Nha Quân nhu tuyển lựa, tập hợp máy may mà họ mang theo để đa vào làm

nòng cốt của X1. Đến năm 1952, Xởng May 1(X1) ở Việt Bắc đợc đổi tên thành Xởng May 10 (X10) mà hiện nay mang tên gọi Cty May 10.

1.1.2 Quá trình phát triển của công ty:

*Lớn lên trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc:

Trong những năm kháng chiến lần thứ nhất, càng thua đau, giặc Pháp càng điên cuồng ném bom, bắn phá những xí nghiệp, kho tàng. Để bảo vệ bí mật, các xởng may phải lùi vào rừng sâu. Năm 1953 với quy mô lớn hơn, Xởng May 10 di chuyển về khu rừng Bộc Nhiêu (Định Hoá - Thái Nguyên). Đây chính là cái nôi mãi mãi không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm các thế hệ may 10.

*Kháng chiến thắng lợi trở về Hà Nội:

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc của dân tộc ta đã thắng lợi vẻ vang. Cũng nh nhiều đơn vị khác Xởng May 10 đợc lệnh trở về Hà Nội để có điều kiện sản xuất tập trung hơn. Cùng thời gian này, Xởng May 40 ở Thanh Hoá nơi đang sử dụng 400 máy khâu vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất cũng đợc lệnh chuyển ra Hà Nội sáp nhập với Xởng May 10. May 10 nh một dòng sông lớn hội tụ nhiều con suối nhỏ, một cuộc hội tụ mang tính lịch sử.

Tháng 10 năm 1955, Tổng cục Quân nhu tiến hành biên chế cho xởng may 10 bao gồm 546 cán bộ, công nhân viên. Ngày 26 tháng 7 năm 1956 đã tiến hành hợp nhất Xởng May 10 với xởng may 40. Sau khi tổ chức lại đơn vị và học tập kinh nghiệm quản lý xí nghiệp và kỹ thuật sản xuất ở nớc bạn. Cty May 10 đã có những buớc tiến quan trọng cả về lý thuyết và thực hành.

*Trởng thành trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa:

Năm 1956, Xí nghiệp May 10 trở thành đơn vị sản xuất quân trang lớn nhất của Cục quân nhu-Tổng cục hậu cần, Bộ quốc phòng và chính thức đi vào hoạt động trong điều kiện đất nớc ta bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Với nhiệm vụ đặt ra May 10 đã nhanh chóng ổn định tổ chức và năng lực sản xuất để thực hiện tốt nhiệm vụ: sản xuất quân trang cho các binh chủng trong quân đội. Cùng với sự nỗ lực của mình May 10 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao và đã có vinh dự đợc Bác Hồ về thăm xởng may

*Từ bao cấp đến làm quen với hạch toán kinh tế(1961 – 1964):

Vì yêu cầu xây dựng đất nớc trong hoàn cảnh hoà bình, tháng 2 năm 1961 Xởng May 10 đợc chuyển sang cho Bộ Công Nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành xí nghiệp May 10. Tuy chuyển đổi việc quản lý nhng mặt hàng chủ yếu mà Xí nghiệp đảm nhiệm vẫn là sản xuất quân trang, quân phục cung cấp cho quân đội (chiếm 90%-95%). Còn thừa khả năng, xí nghiệp mới sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng.

Để thúc đẩy sản xuất phát triển và quản lý đợc tốt hơn. Xí nghiệp chấn chỉnh và tăng cờng bộ máy chỉ đạo quản lý. Học tập kinh nghiệp tổ chức sản xuất của nớc bạn Trung Quốc, Xí nghiệp đã mạnh dạn áp dụng hệ thống dây chuyền tự động, sử dụng máy cắt bằng điện do xí nghiệp tự trang bị, tự chế nên năng suất hàng năm đều tăng, khối lợng mặt hàng của quân đội yều cầu đều đợc đảm bảo đúng kỹ thuật và đúng kế hoạch.

Nh vậy chỉ sau 4 năm (từ tháng 2 năm 1961 đến tháng 1 năm 1964)Xí nghiệp từ một đơn vị theo chế độ bao cấp nay phải thích ứng với thị trờng, tính đến sức mua trong nớc, giá thành phải rẻ, chất lợng cao. Xí nghiệp May 10 đã đạp bằng khó khăn, tự mình vơn lên phát triển ngày càng thêm vững chắc.

*Sản xuất trong khói lửa chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ(1965-1972): Năm 1965 giặc Mỹ thua đau ở miền Nam liều lĩnh đem không quân ồ ạt đánh phá miền Bắc. Xí nghiệp May 10 là một cơ sở kinh tế nằm cạnh đờng quốc lộ 5, sát kho 205, gần kho xăng dầu, cạnh sân bay Gia Lâm. Lọt vào khu vực kinh tế quan trọng, Xí nghiệp trở thành mục tiêu đánh phá của không quân Mỹ.

Mặc dù phải sơ tán hai đợt và bị địch tàn phá nặng nề nhng Xí nghiệp May 10 đã thực hiện tốt công tác phòng tránh địch đánh phá, bảo vệ đợc toàn bộ máy móc.

*Khôi phục sản xuất gấp rút phục vụ các chiến trờng để giải phóng miền Nam (1973-1975):

Hiệp định Paris đợc ký kết(1973) Mỹ rút về nớc. Nhận thức rõ cuộc đấu tranh thống nhất đất nớc của nhân dân ta sắp đến ngày kết thúc, cán bộ, công nhân Xí nghiệp May 10 đợc cấp trên giao nhiêm vụ may nhiều quân trang phục vụ quân giải phóng. Cả xí nghiệp làm việc liên tục say xa vì tiền tuyến lớn, làm việc không biết mệt nhọc, không kể ngày và đêm.

*Chuyển hớng sản xuất may gia công xuất khẩu(1975-1985):

Sau năm 1975, Xí nghiệp May 10 chuyển sang bớc ngoặt mới trong nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh: Chuyên sản xuất gia công làm hàng xuất khẩu. Thị trờng chủ yếu lúc này là Liên Xô và các nớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Kết quả là sản lợng và chất lợng cứ tăng dần hàng năm. Đặc biệt trong năm 1984, hai mặt hàng xuất khẩu sang Cộng hoà dân chủ Đức và Bungari đợc đặt gia công tăng gấp đôi so với năm 1983.

Từ đầu năm 1984, sau một thời gian làm việc khoa học, tỷ mỷ. Hội đồng xét duyệt cấp nhà nớc đã chứng nhận Xí nghiệp May 10 có hai mặt hàng đợc cấp dấu chất lợng cấp I.

*Vơn lên trong điều kiện kinh tế mới (1986-nay):

Năm 1986 đợc xem nh một cột mốc lịch sử phát triển nền kinh tế Việt Nam. Nhận thức đầy đủ vai trò của sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. Từ năm 1986 đến 1990 hàng năm Xí nghiệp May 10 sản xuất cho thị tr- ờng khu vực (Liên Xô và Đông Âu) từ 4 đến 5 triệu sơ mi theo nội dung các Nghị định th hàng hóa ký kết giữa Việt Nam và các nớc trong hội đồng tơng trợ kinh tế(SEV).

Hoà chung với những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới và căn cứ vào những bớc tiến đáng khích lệ của xí nghiệp, từ tháng 11 năm 1992, Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định chuyển xí nghiệp may 10 thành công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là “GARCO 10” Đây là một vinh dự đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề của Cty.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác xây dựng và quản lý chiến lược kinh doanh ở các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VN hiện nay (Trang 25 - 29)