CHƯƠNG II:KỸ THUẬT ĐA TRUY NHẬP THEO ĐAN XEN IDMA
2.3 CHUỖI GIẢ NGẪU NHIÊN PN (PSEUDONOISE)
Trong phần này chúng ta đề cập đến phương pháp tạo chuỗi giả ngẫu nhiên PN. Chuỗi PN được xây dựng dựa trên nguyên lý của chuỗi m, và được tạo ra nhờ một thanh ghi dịch có mạch hồi tiếp tuyến tính.
Hình 2.3 : Thanh ghi dịch hồi tiếp tuyến tính cho x6 + x + 1
Định nghĩa 9: cho a và b là hai vector được chọn tùy ý có độ dài ℓS và một đan xen
π, sao cho: π(a) = b. Ta định nghĩa song ánh hoán vị: Π : {1, 2, . . . , ℓS} → {1, 2, . . . , ℓS},
sao cho a[i] = b [Π(i)] với mọi i ∈ {1, 2, . . . , ℓS}.
Chú ý rằng π và Π mô tả cùng một phép hoán vị.
Để tạo ra một chuỗi PN có độ dài S-1 = 2m-1 với một số giá trị m nguyên, sử
dụng thanh ghi dịch có mạch hồi tiếp tuyến tính và các kết nối được xác định bởi đa thức ban đầu bậc m, thông qua trường Galoa (Galois field –GF(2)). Hình 2.3 là một ví dụ mô tả trạng thái đầu vào của thanh ghi dịch có mạch hồi tiếp tuyến tính. Cả các kết nối hồi tiếp và tải đầu vào đều tương đương với các hệ số của đa thức ban
đầu x6+x+1. Sau đó, thực hiện các bước sau :
1.Lưu tất cả S-1 trạng thái thay đổi của chuỗi này.
2.Thêm vào một bit 0 tại cuối của mỗi lần dịch của chuỗi đầu vào, do vậy
những chuỗi nhị phân thu được là trực giao. Đặc tính này đạt được nhờ sự cân bằng các bit 0 và 1 trong chuỗi PN.
3.Với mỗi chuỗi i ∈ {1, 2, …, S-1} ta thực hiện:
Cho x chạy từ 1 tới S. Nếu phần tử thứ x của chuỗi trải phổ là +1, cho Πi ánh
xạ x tới vị trí trống tiếp theo trong chuỗi PN mà chứa một bit 1. Nếu không, cho Πi
Hình 2.4: Xây dựng đan xen dựa trên chuỗi PN. П(5) = 4, П(8) = 9
Chuỗi giả ngẫu nhiên PN được chia làm hai loại: mã PN dài và PN ngắn.