Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Đức Nam (Trang 35 - 37)

II. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩ mở Công ty cổ phần sản xuất và xuất

2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường

* Thị trường tiêu thụ hàng may mặc.

Với dân hơn 80 triệu người, nước ta là một thị trường đầy tiềm năng đối với hàng may mặc hiện nay. Tuy nhiên Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Đức Nam vẫn còn bỏ ngỏ thị trường đầy hứa hẹn này mà chỉ tập trung nhiều vào xuất khẩu.

Bảng 15: Tình hình tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Năm Tổng sản phẩm tiêu thụ Trong nước Nước ngoài Tỷ trọng tiêu thụ trong nước Tỷ trọng tiêu thụ nước ngoài 2005 496.8 112.8 382.8 23 77 2006 600 180 420 30 70 2007 632.4 180 441.6 31 69

Nhìn chung trong những năm qua, tổng sản phẩm tiêu thụ cả trong và ngoài nước đều không ổn định. Đối với thị trường nước ngoài, tỷ trọng tiêu thụ năm 2005 là 77%, năm 2006 giảm xuống còn 70% đến năm 2007 là 69%. Số lượng sản phẩm tiêu thụ ở nước ngoài tăng hay giảm phụ thuộc chủ yếu vào việc công ty ký hợp đồng xuất khẩu hàng hoá ít hay nhiều với các đối tác ngoài nước. Hiện nay, sản phẩm Công ty đã thâm nhập vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... là khá cao nhưng công ty vẫn chỉ chiếm thị phần rất nhỏ (nhỏ hơn 0,01%). Ví dụ đối với thị trường EU

Bảng 16: Doanh thu và thị phần hàng may mặc của công ty trên thị trường EU

Kim ngạch nhập khẩu EU 4,8192 4,5723

Thị phần của công ty % 0,00027 0,0005

Như vậy đây là những thị trường phải được công ty hết sức quan tâm trong tương lai.

Đối với thị trường trong nước, tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ năm 2005 là 23%, năm 2006 là 30%, năm 2007 là 31%, nhìn chung có xu hướng tăng, tuy nhiên trong năm 2007 hơi tăng một chút so với năm 2006 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là do công ty chưa có sự tập trung thực sự vào việc sản xuất kinh doanh hàng may mặc, mặt khác lại bị các sản phẩm nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc nhâp khẩu ồ ạt vào nước ta. Vì vậy Công ty cần có chính sách để đối phó với tình trạng này.

* Thị trường đồ dùng trẻ em

Thị trường đồ dùng trẻ em của công ty chủ yếu tập trung Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc như: Bắc ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên. Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 thị trường tiêu thụ lớn nhất (chiếm hơn 70% tỷ trọng tiêu thụ). Như vậy, ngoài việc thúc đẩy tiêu thụ ở các tỉnh và thành phố khác, công ty phải đặc biệt chú trọng tới 2 thị trường lớn này. Trong 2 năm vừa qua, công ty đã khai thác được hầu hết các đại lý lớn và hệ thống siêu thị trong toàn thành phố và đã mang lại nguồn doanh thu không nhỏ.

Bảng 17: Bảng số liệu tiêu thụ theo cơ cấu thị trường năm 2006 và 2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Trđ Tỷ trọng % Năm 2007 Trđ Tỷ trọng % So sánh 2006/2007 Doanh thu SXKD 980.500 100 1.250.800 100 270.300

SP các loại tiêu thụ tại thị trường HN

420.380 43 590.350 47 169.970

SP các loại tiêu thụ tại thị trường TP.HCM

360.110 37 400.130 32 40.020

SP các loại tiêu thụ tại các tỉnh khác

200.010 20 260.320 21 60.310

Nhận xét:

Qua bảng số liệu tiêu thụ theo cơ cấu thị trường ta thấy:

Doanh thu năm 2007 tăng đáng kể so với năm 2006 thể hiện khả năng kinh doanh cũng như hướng đi của công ty là đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Tuy nhiên doanh thu của công ty chủ yếu từ thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 80% tổng doanh thu của công ty). Điều đó chứng tỏ công ty đã có sự khai thác triệt để những thị trường lớn nhưng chưa có sự chú trọng tới thị trường các tỉnh và thành phố lân cận. Đây là thị trường tiềm năng trong tương lai mà công ty cần có kế hoạch khai thác.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Đức Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w