II. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩ mở Công ty cổ phần sản xuất và xuất
2.4. Nhận xét chung về công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ
xuất và xuất nhập khẩu Đức Nam
* Ưu điểm và những thành tựu đã đạt được
Qua phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty chúng ta thấy sản lượng tiêu thụ qua các năm của Công ty là khá lớn. Công ty đã có sự lựa chọn rất đúng đắn các thị trường chính trong nước và trên thế giới và có các chiến lược nhằm ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
Công tác kiểm tra thị trường được triển khai khá mạnh, những thị trường lớn trong nước luôn được củng cố và xây dựng kịp thời. Bên cạnh đó, công ty vẫn chú trọng tìm kiếm mở rộng thêm các thị trường nước ngoài mới như Mỹ, Đức, Canada... Đây là những thị trường đầy tiềm năng mở ra nhiều triển vọng cho công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Đặc biệt, giá cả sản phẩm của công ty luôn ổn định và rất hợp lý so với mức giá của các đối thủ cạnh tranh nên đây là một lợi thế rất lớn.
Bên cạnh việc ổn định giá cả, công ty còn rất chú trọng đến việc thay đổi mẫu mã sản phẩm cũng như nguồn nguyên liệu mới và nhãn mác, cách bao gói sản phẩm để tạo ra sự phong phú đa dạng cho sản phẩm của mình, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng về một công ty với sản phẩm có chất lượng cao, uy tín, hình ảnh tốt. Là một công ty còn rất trẻ so với các đối thủ cạnh tranh nhưng công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Đức Nam đã hoạt động kinh doanh rất tốt mang lại doanh thu lớn chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Đó là nhờ có sự thay đổi linh hoạt trong việc kinh doanh, mở mang thêm những loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng.
* Những hạn chế và nguyên nhân:
Ngoài khá nhiều các thành tựu mà công ty đã đạt được, kể từ khi bước vào nền kinh tế thị trường, công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn và bất cập.
Mặc dù sản lượng tiêu thụ của công ty khá lớn, nhưng tình hình tiêu thụ lại không ổn định. Nguyên nhân chính ở đây là do công ty quá phụ thuộc vào một số khách hàng lớn.
ngoài sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách nên dễ nảy ra hiện tượng: khi số lượng đặt hàng nhiều công ty lại không đủ khả năng đáp ứng và phải từ chối bớt một số mặt hàng khác, nếu đơn đặt hàng với số lượng nhỏ thì công ty không tận dụng được hết năng lực của mình nên dẫn dến hiệu quả kinh tế chưa cao.
Công tác nghiên cứu thị trường chưa được sâu sát thực tế: Công ty chưa có những biện pháp cụ thể cho việc lấy thông tin chính xác từ các đối thủ cạnh tranh cũng như chưa thường xuyên nắm bắt sự biến động của thị trường. Một số cán bộ quản khu vực thị trường còn lơi lỏng, chưa tham mưu đắc lực cho công ty, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới còn kém thông tin về thị trường. Do vậy việc tiêu thụ sản phẩm còn bấp bênh và gặp rất nhiều khó khăn.
Đối với sản phẩm may mặc, công ty chưa có sự quan tâm tới thị trường trong nước dẫn đến hàng Trung Quốc tràn ngập và chiếm lĩnh phần lớn thị trường nước ta. Việc nghiên cứu thiết kế tạo mẫu mốt cho sản phẩm cũng chưa được coi trọng đầu tư.
Hệ thống kênh phân phối của công ty còn quá đơn giản, giữa các thành viên của kênh phân phối hầu như chưa có sự liên kết, ràng buộc sâu sắc, sự trung thành dựa trên lợi ích. Công ty chỉ chú trọng giữ quan hệ với các khách hàng trực tiếp còn những khách hàng bán lẻ và người tiêu dùng lại hầu như không có mối liên hệ nào cả.
Mặc dù đã thực hiện các chính sách xúc tiến bán hàng song vẫn còn sơ sài, thiếu sự kiểm tra đánh giá về kết quả, do vậy chưa mang lại hiệu qủa cao.
PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỨC NAM