Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .DOC (Trang 76 - 79)

Mở rộng thị trường là chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, các đối thủ cạnh tranh ngày càng tạo thêm được những ưu thế mới trong hoạt động kinh doanh và cách

thức chiếm lĩnh thị trường. Mở rộng thị trường của doanh nghiệp bao gồm hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường hiện có để nâng cao thị phần và hoạt động tìm kiếm mở rộng sang các thị trường mới, tiềm năng. Thị trường được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho Công ty có nhiều lựa chọn về đối tác kinh doanh, tìm hiểu nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng chính xác, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tăng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, để mở rộng thị trường xuất khẩu của mình đặc biệt là mở rộng sang các thị trường có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may lớn và tiềm năng, Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Mở rộng kênh phân phối trong và ngoài nước để nâng cao thị phần, tạo dựng thương hiệu sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu. Theo đó, Công ty cần tiến hành nghiên cứu, sản xuất theo nhu cầu trong nước và ngoài nước, tìm kiếm nhà cung ứng, đặc biệt là những công ty lớn có uy tín chi phối hệ thống phân phối lớn tại các thị trường, mở đại lý phân phối sản phẩm trong nước, xây dựng và hoàn thiện website trở thành kênh thông tin hữu hiệu giới thiệu nhanh nhất tới người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty cần củng cố và tạo lập thêm các mối quan hệ với các doanh nghiệp dệt may trong nước để tìm kiếm khách hàng, học hỏi kinh nghiệm sản xuất xuất khẩu và thu thập thêm thông tin về thị trường.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm đối tác kinh doanh, quảng bá giới thiệu về công ty, về sản phẩm, thu thập thông tin về thị hiếu, nhu cầu, chính sách, rào cản và tiêu chuẩn kỹ thuật, tập quán kinh doanh của nước nhập khẩu từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội, mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty cần tập trung vào các vấn đề đó là: chủ động tìm kiếm đối tác thông qua việc cử các cán bộ đi công tác ở nước ngoài, liên hệ với các cơ quan và tổ chức thương vụ của nước ngoài ở trong nước; tích cực và thường xuyên tham gia

các hội chợ triển lãm về ngành hàng trong và ngoài nước, chủ động liên hệ và tìm sự giúp đỡ về thông tin, chính sách từ các cơ quan thương vụ, đại sứ quan của Việt Nam tại nước ngoài, từ Hiệp hội dệt may Việt Nam; đầu tư về công nghệ, kinh phí và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh ở nước ngoài để chủ động hơn về thông tin, tiếp cận thị trường nhanh chóng, tạo lập uy tín và tên tuổi công ty ở nước ngoài đồng thời tham gia vào hệ thống phân phối rộng lớn tại thị trường nước ngoài. Mặc dù hiện tại Công ty đã mở chi nhánh hoạt động ở nước ngoài tại Moscow (Liên Bang Nga) và Mông Cổ nhưng hoạt động của chi nhánh chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ trong khi hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty lại tập trung vào một số thị trường khác. Do đó, hoạt động của chi nhánh phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may không hiệu quả. Các thông tin tìm kiếm về khách hàng, về thị trường chỉ mang tính hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, khách hàng nước ngoài không thể tiếp cận được với Công ty thông qua hoạt động chi nhánh. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần mở rộng hoạt động của các chi nhánh ở nước ngoài bằng cách thành lập thêm chi nhánh tại các thị trường mà Công ty xuất khẩu hàng dệt may như tại thị trường EU, Nam Mỹ. Để làm được điều này Công ty trước hết cần mở văn phòng đại diện của Công ty tại các thị trường xuất khẩu hàng dệt may nói trên để đảm bảo tiếp cận nhanh nhất với khách hàng, nhu cầu thị trường từ đó có chiến lược phát triển hợp lý. Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài đòi hỏi Công ty cần có sự tuyển chọn kỹ lưỡng đội ngũ cán bộ đi công tác hoạt động tại nước ngoài đảm bảo có sự am hiểu sâu về thị trường, khả năng làm việc với đối tác nước ngoài và kiến thức chuyên sâu. Ngoài ra, việc thành lập văn phòng đại diện ở nước

ngoài cần được xác định dựa trên tiềm năng phát triển của thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó và sự cân nhắc về khả năng tài chính của công ty. Công ty nên mời chuyên gia trong và ngoài nước ngoài tư vấn để tham khảo ý kiến, tạo lập mối quan hệ vững chắc và sự ủng hộ từ các đối tác kinh doanh hiện có của Công ty ở nước ngoài trước khi mở văn phòng đại diện.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .DOC (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w