Thách thức và cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .DOC (Trang 30 - 34)

Công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành dệt may nói chung và các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói riêng sẽ có rất nhiều những cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng có rất nhiều những thách thức phải vượt qua.

1.3.2.1.Thách thức

Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu còn yếu kém

Hiện nay, trang thiết bị máy móc của Công ty còn có nhiều lạc hậu so với nhu cầu do đó khả năng đáp ứng các yêu cầu đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, nguyên liệu sản phẩm của Công ty chủ yếu là nhập khẩu nên chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp. Bên cạnh đó, Công ty đang mất

dần đi những hỗ trợ và trợ cấp xuất khẩu từ phía các nhà nước theo cam kết gia nhập WTO. Đây sẽ là một bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và Công ty nói riêng, ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế.

Công ty phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt

Hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường quốc tế được mở rộng Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn, trước những đối thủ cạnh tranh có một nguồn tài chính lớn, có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất xuất khẩu, trong công tác đầu tư xúc tiến thương mại… điển hình như hàng dệt may của Trung Quốc trên các thị trường Mỹ và EU. Bên cạnh đó, việc xóa bỏ những hạn ngạch dệt may tại các thị trường sẽ khiến cho hàng dệt may của Công ty không còn được phân chia thị trường như trước mà phải tự mình cạnh tranh với các đối thủ để tồn tại, tạo thương hiệu và thị phần riêng nhờ vào năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh sản phẩm và hoạt động xúc tiến thương mại, thâm nhập thị trường, sự quảng bá thương hiệu sản phẩm đến khách hàng của Công ty.

Sức ép cạnh tranh của công ty tăng lên

Lĩnh vực dệt may được mở rộng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này tham gia vào quá trình sản xuất và xuất khẩu. Do đó sự ép cạnh tranh của Công ty sẽ tăng. Bên cạnh đó, để tập trung sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tận dụng được giá nhân công rẻ sẽ khiến cho nguồn lao động bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên và cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lao động của Công ty cũng sẽ gay gắt hơn.

1.3.2.2. Cơ hội

Mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng quy mô sản xuất

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sẽ có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước, tìm

kiếm được thêm nhiều đối tác mới đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty nói riêng sẽ được hưởng những ưu đãi từ các quốc gia thành viên đó là: mức thuế suất nhập khẩu giảm, hạn ngạch được bãi bỏ… Điều này sẽ giảm được chi phí sản xuất khi bỏ hạn ngạch, làm tăng năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự ổn định hơn về thị trường cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Khi thị trường được mở rộng thì quy mô sản xuất của Công ty sẽ tăng lên do đó Công ty sẽ được hưởng những lợi ích kinh tế từ quy mô. Hơn nữa, Công ty còn có thể tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại trên thế giới để mở rộng sản xuất xuất khẩu.

Hệ thống chính sách được minh bạch hóa tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu được thuận lợi

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động tới hệ thống chính sách của quốc gia. Nhà nước sẽ có những chính sách mới phù hợp hơn với tình hình phát triển. Với việc những chính sách được minh bạch hóa, Công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc làm thủ tục xuất khẩu từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời với việc minh bạch hóa chính sách sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào trong nước do đó Công ty có điều kiện tìm kiếm tiếp xúc với các nguồn vốn khác nhau tạo thuận lợi cho việc liên doanh liên kết để phát triển xuất khẩu với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách được hoàn thiện và minh bạch hóa sẽ giữ vai trò định hướng cho hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may của Công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của Công ty.

Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu được cạnh tranh lành mạnh

Xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu được cạnh tranh một cách lành mạnh với những điều kiện công bằng cho mọi đối thủ. Điều này tạo điều kiện cho Công ty có được những lợi thế như các đối thủ cạnh tranh khác nhờ đó Công ty có thể dựa vào những lợi thế riêng có của mình như giá nhân công rẻ, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Đồng thời cùng với xu thế hội nhập Công ty có điều kiện học tập, cọ xát, tìm hiểu từ nước ngoài, các đối thủ cạnh tranh để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .DOC (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w