Những tồn tại:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN.doc (Trang 66 - 69)

Thứ nhất, ngân hàng chủ yếu tập trung vào thẩm định tài chính dự án trong đó các chỉ tiêu như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn (T)…đóng vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, các số liệu dùng để xử lý, tính toán, ngân hàng lại sử dụng lại một phần từ hồ sơ dự án DN trình lên ngân hàng. Cán bộ thẩm định chưa đưa ra sự so sánh, liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau, giữa các dự án với nhau để kết quả thẩm định mang tính chính xác và thuyết phục hơn.

Thứ hai do sử dụng quy trình thẩm định chung do NHCT VN ban hành, chưa có hướng dẫn thẩm định cụ thể cho từng loại dự án xin vay vốn, thực tế là không có một quy trình nào phù hợp với mọi hoàn cảnh, vì vậy đây cũng là một khó khăn.

Thứ ba là, tỷ suất “r” dùng trong thẩm định tài chính của dự án mới chỉ mang tính số học, chi nhánh thường lấy chi phí vốn bình quân WACC làm tỷ lệ chiết khấu, tỷ suất này chưa thể hiện được sự thay đổi một cách linh hoạt tương đối với diễn biến lãi vay trong nền kinh tế, chưa thể hiện được những biến động do ảnh hưởng của lạm phát, thị trường…

Thứ tư là, việc xác định chính xác nguồn trả nợ của DN là tương đối khó và phức tạp. Thông thường, ta có:

Nguồn trả nợ = Lợi nhuận để lại + Khấu hao cơ bản + Nguồn khác.

Tuy nhiên, DN có thể chỉ dùng một phần hoặc sử dụng hết toàn bộ lợi nhuận mà sản phẩm do nhà máy tạo để trả nợ. Vì vậy, khi tính nguồn trả nợ của DN, ngân hàng cần xác định một cách rõ ràng với DN là sẽ sử dụng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận, bao nhiêu phần trăm khấu hao để lại để trả nợ. Ngoài ra, đối với tài sản cố định dùng trong các dự án, bắt buộc phải sử dụng phương pháp tính khấu hao theo quy định của Bộ tài chính và dùng trả nợ đúng với tỷ lệ vốn tham gia của ngân hàng. Nhưng thực tế là đa số các tài sản mặc dù thời gian khấu hao theo như quy định đã hết nhưng khi kết thúc dự án vẫn được tiếp tục mang sử dụng phục vụ các mục đích khác. Vì vậy việc định giá cũng chưa thực sự chính xác.

• Về thực hiện quy trình thẩm định:

Về mặt quy trình thì công tác thẩm định dự án đầu tư đã được tiến hành ở cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh phòng khách hàng DN còn có phòng quản lý rủi ro tín dụng hoạt động độc lập để quản lý tình hình sử dụng vốn vay, tiến độ thực hiện…….xuyên suốt dự án. Tuy nhiên, cần không ngừng hoàn thiện và nâng cao vai trò của công tác này để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ hai là, công tác tái thẩm định chưa thực sự phát huy được hết vai trò của mình. Bởi tái thẩm định giúp ngân hàng đánh giá lại một lần nữa về dự án, giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng một cách tối đa, tuy nhiên công tác này vẫn mang nặng tính hình thức.

Thứ ba là đối với các dự án đầu tư cho vay có tài sản thế chấp và thông thường tài sản thế chấp chính là tài sản hình thành từ vốn vay thì việc định giá chính xác giá tài sản thế chấp là rất khó, việc định kỳ đánh giá tài sản thế chấp chưa được thực hiện đều đặn và hiệu quả đánh giá cũng chưa cao.

Phân tích rủi ro để có các biện pháp phòng ngừa tuy đã được đề cập trong tờ trình thẩm định song các dự án chủ yếu được phân tích trong trạng thái tĩnh, chưa đánh giá xem xét được đúng sự biến động của các nhân tố liên quan, điều này làm tăng nguy cơ rủi ro trong công tác cho vay. Vì vậy trong quá trình thực hiện dự án, cán bộ thẩm định cần liên tục nắm bắt sự thay đổi của các yếu tố trong dự án, thường xuyên xây dựng lại các phương án phòng ngừa rủi ro để có biện pháp quản lý dòng tiền vay một cách thích hợp.

• Về đội ngũ cán bộ thẩm định:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ thẩm định của ngân hàng hoạt động chưa đồng đều do nhiều nguyên nhân như tuổi tác, kinh nghiệm làm việc mặc dù chi nhánh đã cố gắng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thẩm định …vì vậy chất lượng thẩm định mỗi nhóm cán bộ vẫn có sự chênh lệch.

Thứ hai là, các phương pháp thẩm định tiên tiến liên tục thay đổi, phương pháp cũ vừa được tập huấn xong đã ra đời phương pháp mới, vì vậy cũng gây ra không ít khó khăn cho quá trình tiếp cận các phương pháp một cách đa dạng đối với cán bộ thẩm định.

Thứ ba nữa là, ngân hàng cũng còn thiếu nhiều cán bộ thẩm định, đặc biệt là những cán bộ có năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong việc thu thập thông tin thị trường, dự báo xu thế phát triển của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà Chi nhánh đang cho vay theo dự án vì vậy công tác thẩm định chưa đạt hiệu quả cao nhất.

•Về thông tin, trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn.

Thứ nhất, ngân hàng thường tiếp cận các nguồn thông tin về DN và dự án đầu tư rất hạn chế, thông thường chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính và hồ sơ dự án của DN cung cấp. Hiện nay quốc hội và các cơ quan liên quan đang đề xuất đề án công khai, minh bạch các nguồn thông tin, tạo điều kiện cho các đơn vị có nhu cầu tiếp cận một cách dễ dàng. Hy vọng trong thời gian ngắn tới, cán bộ thẩm định sẽ được tiếp cận nguồn thông tin đa chiều, phục vụ tốt hơn cho công tác thẩm định các dự án.

Thứ hai, các công nghệ, trang thiết bị, các chương trình tiện ích, các chương trình phần mềm ứng dụng, nhất là các chương trình cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định và quản lý tín dụng vẫn chưa được đầu tư thích đáng, điều này gây khó khăn cho các cán bộ trong quá trình làm việc.

Thứ ba, mạng thông tin internet còn chậm và dễ bị lỗi, tốc độ không cao, hạn chế các cá nhân phát huy khả năng thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm định. Các máy tính có khả năng nhiễm virut cao nên hiệu quả sử dụng cũng như mức độ bảo mật của hệ thống thông tin Ngân hàng bị giảm sút.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN.doc (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w