các yếu tố cấu thành nên một dự án. Đồng thời quy trình được sắp xếp theo một trật tự, logic đảm bảo tính hiệu quả cao trong công tác thẩm định đồng thời cũng tiết kiệm được thời gian cho cả DN đi vay và bản thân chi nhánh. Hiện nay, chi nhánh đã chủ động tìm kiếm những dự án có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu đầu tư của các DN để từ đó tư vấn cho khách hàng phương hướng đầu tư có hiệu quả căn cứ vào định hướng, kế hoạch của Nhà nước và kế hoạch cho vay của chi nhánh.
1.2.2.4 Minh hoạ công tác thẩm định dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên. nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên.
Để minh họa chi tiết hơn về công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên, chúng ta cùng xem xét một dự án thực tế mà cán bộ ngân hàng đã thực hiện thẩm định và cho vay.
Dự án đầu tư nhà máy luyện Feromangan, Trùng Khánh - Cao Bằng.
a. Giới thiệu về công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng.
•Công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng được thành lập từ năm
2004 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1103000028 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng cấp ngày 31/07/2004
•Địa chỉ: Phường Hợp Giang, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
•Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1103000028 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng cấp ngày 31/07/2004, thay đổi lần 1 ngày 14/05/2005, thay đổi lần 2 ngày 14/12/2006, thay đổi lần 3 ngày 29/03/2007, thay đổi lần 4 ngày 01/06/2007, thay đổi lần 5 ngày 28/08/2007.
•Người đại diện: bà Hà Thị Hương
•Chức vụ: Tổng giám đốc
•Quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm bà Hà Thị Hương
giữ chức tổng giám đốc từ ngày 28/08/2007.
•Quyết định của tổng giám đốc về việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Hà giữ
chức kế toán trưởng.
•Tài khoản tiền gửi số 102010000531421 tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên
•Ngành nghề kinh doanh chính:
o Khai thác, thu gom, chế biến, kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại
khoáng sản.
o Sản xuất luyện gang thép, luyện thiếc và Fero các loại.
o Sản xuất hàng cơ khí chế tạo, hàng kết cấu thép, xây dựng công nghiệp
và dân dụng…
•Sơ lược về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:
o Tổng cộng nguồn vốn tính đến ngày 30/06/2007 là 43.453 triệu đồng
trong đó:
Vốn chủ sở hữu là 28.701 triệu đồng, nguồn vốn kinh doanh
chiếm 97,6% vốn chủ sở hữu, đạt mức 28.000 triệu đồng.
Doanh thu: 32.206 triệu đồng
Lợi nhuận: 318 triệu đồng
Ý kiến của sinh viên thực tập: Qua các thông tin được tiếp cận như trên, tôi thấy rằng: Từ năm 2005 đến hết ngày 30/06/2007, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng đạt kết quả tương đối tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm. Tuy nhiên, số liệu tiếp cận được mới chỉ tính đến hết quý II năm 2007, nếu xét trong các điều kiện lý thuyết tôi đã được học tập thì cần số liệu của 6 tháng cuối năm 2007 nữa mới có thể đánh tổng quan nhất về hoạt động của công ty.
•Về doanh thu:
Năm 2006 (514) tăng so với năm 2005 (17) là 497 triệu đồng.
Hết quý II/2007 đã đạt 318 triệu đồng; bằng 61,9% doanh thu năm 2006. •Các chỉ tiêu về kinh tế:
o Hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh qua các
năm đều lớn hơn 1, điều này đảm bảo công ty có đủ khả năng trong việc thanh toán các khoản nợ.
o Hệ số tự tài trợ của công ty khá cao, đều lớn hơn 80%; cụ thể
năm 2005 là 87% và năm 2006 là 82% do tài sản của công ty chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
o Suất sinh lời của tài sản (ROA) và suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu (ROE) dao động quanh mức 1,5% do quy mô công ty lớn mà lại mới đi vào hoạt động.
Nhìn chung, qua xem xét và phân tích một số chỉ tiêu tài chính bản thân tôi nhận thấy rằng: Công ty có các chỉ tiêu tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán trong ngắn hạn là khá tốt, đồng thời việc sử dụng nguồn vốn bước đầu cũng cho thấy những hiệu quả nhất định.
b. Quy trình thẩm định và kết quả thẩm định của chi nhánh về dự án đầu tư nhà máy luyện Feromangan, Trùng Khánh-Cao Bằng.
Căn cứ vào hồ sơ đề nghị vay vốn của công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng, phòng khách hàng DN của chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành bố trí nhân lực để thẩm định dự án một cách nhanh chóng, cụ thể và hiệu quả.
Quy trình thẩm định
• Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án:
o Giấy đề nghị vay vốn
o Dự án đầu tư nhà máy luyện Feromangan, Trùng Khánh – Cao
Bằng.
o Biên bản họp đại hội cổ đông về việc xem xét vay vốn phục vụ
cho hoạt động sản xuất Feromangan...
o Nghị quyết của chủ tịch hội đồng quản trị về việc vay vốn cho
nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh.
o Quyết định của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê chuẩn đánh
giá tác động môi trường.
o Quyết định của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt kết quả
thẩm định dây chuyền thiết bị và công nghệ dự án nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh.
o Quyết định của UBND tỉnh Cao Bằng về việc về việc cho phép
đầu tư dự án nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh.
o Quyết định của UBND tỉnh Cao Bằng về việc cho phép công ty
quặng Mangan tại mỏ Lũng Luông, xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
o Giấy phép khai thác của UBND tỉnh Cao Bằng về việc cho
phép công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng được khai thác quặng Mangan tại mỏ Lũng Phải và Bản Chang, xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
o Giấy phép xây dựng của UBND huyện Trùng Khánh cho phép
xây dựng nhà máy luyện Feromangan.
Xuất phát từ các hồ sơ dự án và các hồ sơ liên quan do công ty gửi lên, cán bộ thẩm định đã tiến hành xem xét đánh giá: Các giấy tờ được gửi lên đều có giá trị pháp lý, và đầy đủ so với yêu cầu của chi nhánh. Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc vay và trả nợ đúng hạn ngân hàng đối với khoản vay cho đầu tư “Nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh”.
Ý kiến của sinh viên thực tập: Bản thân tôi trong quá trình thực tập cũng đã được tạo điều kiện tiếp cận với các hồ sơ pháp lý mà DN trình lên ngân hàng. Tôi nhận thấy rằng: Thứ nhất các hồ sơ trình lên đều đầy đủ với yêu cầu của ngân hàng. Thứ hai, các hồ sơ đều có tính pháp lý thể hiện qua con dấu đỏ hoặc con dấu chứng thực của đơn vị công chứng trên các hồ sơ. Thứ ba, hồ sơ được sắp xếp một cách logic giúp các cán bộ ngân hàng xem xét hồ sơ được nhanh chóng, thuận tiện hơn.
• Thẩm định sự cần thiết của dự án:
Ngành luyện kim những năm gần đây đang có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn phôi thép từ Trung Quốc do trong nước không đủ năng lực sản xuất phôi thép đáp ứng cho ngành thép trong nước. Trong khi đó, miền núi trung du phía Bắc lại đầy đủ các tiềm năng để có thể phát triển sản xuất phôi thép tại chỗ, cung cấp cho các nhà máy thép trong nước, nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác mỏ và nâng cao nội lực.
Cả nước hiện có 17 đơn vị và dự án khai thác chế biến quặng Mangan phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, trong đó 14 đơn vị khai thác chế biến quặng, còn lại 3 đơn vị là chế biến sâu đến kim loại. Thực sự đã đi vào hoạt động và có sản lượng đầu ra thì chủ yếu tập trung vào 2 đơn vị là: Công ty gang thép Thái Nguyên và Công ty cổ phần Mangan Cao Bằng. Mục tiêu quan trọng nhất của dự án này là luyện Feromangan phục vụ cho sản xuất phôi thép trong nước, do đó dự án được lập và phân tích dựa trên công suất của những đơn vị sản xuất phôi thép trong nước.
Ngoài ra việc thực hiện dự án còn góp phần to lớn trong việc bình ổn nguồn nguyên liệu Feromangan trong nước cũng như bình ổn thị trường thép trong nước, đặc biệt là phôi thép.
Nhận xét: Cán bộ thẩm định đã xem xét và đánh giá rằng: Vai trò quan trọng nhất của dự án là cung cấp nguồn nguyên liệu Feromangan phục vụ cho sản xuất phôi thép trong nước. Xuất phát từ thực tế những năm gần đây, tôi cũng nhận thấy rằng rằng đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa do vậy nhu cầu về thép phục vụ xây dựng - phát triển trong những năm tới là rất lớn. Thứ hai, ngành thép trong nước do phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nguyên liệu từ bên ngoài làm cho các DN sản xuất thép không vận hành được hết công suất, hiệu quả kinh tế xã hội không cao đồng thời gây ra những biến động phức tạp, khó lường về giá cả trên thị trường. Cán bộ thẩm định đánh giá rằng: Việc thực hiện một dự án như vậy là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế.
Ý kiến của sinh viên thực tập: Bản thân cá nhân tôi cũng thấy rằng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất trong nước và góp phần bình ổn nguyên liệu Feromangan trong nước cũng như chủ động bình ổn thị trường thép trong nước đặc biệt là phôi thép thì tiến hành các dự án xây dựng nhà máy luyện Feromangan trong nước là rất cần thiết. Bên cạnh đó, Cao Bằng là một tỉnh miền núi, vùng biên, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, việc đầu tư phát triển các dự án như đã trình bày không những tạo ra việc làm cho người dân địa phương mà còn góp phần phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy tôi thấy rằng: tiến hành một dự án như vậy là cần thiết.
• Thẩm định trên phương diện thị trường:
o Các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất gồm:
Điện: chi phí điện phục vụ luyện Mangan chiếm tới 50% giá
thành sản xuất. Công ty hoàn toàn có thể chủ động được nguồn điện sản xuất thông qua việc kéo đường dây 35KV riêng từ trạm 110KV tới nhà máy với chiều dài đường dây khoảng 3km.
Nước: Công ty chủ động liên hệ với công ty cấp thoát nước
Cao Bằng bố trí đường ống dẫn nước tới tận nhà máy. Đồng thời tận dụng thêm nguồn nước từ các sông , suối gần nhà máy. Ngoài ra lượng nước sau khi cung cấp cho hoạt động sản xuất được luân chuyển và thu hồi qua bể tuần hoàn và tái quay lại phục vụ làm lạnh cho lò luyện chính.
Than: Lò luyện Mangan chủ yếu sử dụng than Coke. Công ty
chọn giải pháp nhập khẩu trực tiếp than Coke từ Trung Quốc và mua trong nước. Bộ công nghiệp đã có quyết định cho phép công ty được xuất khẩu khoáng sản đối lưu lấy than Coke tại tỉnh Cao Bằng. Với 9.600 tấn than Coke được phép nhập khẩu mỗi năm đủ đảm bảo cho nhà máy chạy hết công suất.
Quặng nguyên liệu: Nhà máy sử dụng nguồn nguyên liệu
chính từ khu mỏ khai thác của công ty tại mỏ Mangan Trùng Khánh. Trữ lượng mỏ đã được đánh giá đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho nhà máy đạt công suất trên 75%. Bên cạnh đó, Hà Giang và Tuyên Quang là những tỉnh có trữ lượng
quặng khá lớn, việc thu mua nguyên liệu này không gặp trở ngại và rủi ro nên nguyên liệu phục vụ cho nhà máy có thể được đáp ứng đủ trong hiện tại và tương lai.
o Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Khi nhà máy đi vào hoạt động, công suất máy 75%-90%, sản lượng sản xuất là 5.000 đến 6.000 tấn/năm. Cộng với sản lượng 2 nhà máy luyện Feromangan khác trong cả nước là công ty gang thép Thái Nguyên và công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng thì mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu sản xuất nội địa. Do vậy, nhà máy hoàn toàn có thể phân phối 100% sản phẩm sản xuất ra.
Với nhu cầu thiếu hụt như hiện tại và trong một số năm tới, nhà máy thực hiện phân phối toàn bộ sản phẩm tại thị trường nội địa. Các khách hàng chính được công ty hướng tới trong chiến lược phân phối là các đơn vị thành viên thuộc tổng công ty thép Việt Nam.
Nhận xét: Cán bộ thẩm định đánh giá nhu cầu về thép các loại của nền kinh tế nước ta là khá lớn, mỗi năm lên tới hàng triệu tấn. Thép là ngành công nghiệp mũi nhọn, quan trọng của nền kinh tế, sản xuất thép và phôi thép là một trong những ngành được ưu tiên. Sản phẩm Feromangan do các nhà máy trong nước mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu thị trường. Với những thuận lợi trong đầu tư và sản xuất, sản phẩm của nhà máy có lợi thế cạnh tranh nên hoàn toàn có thể phân phối 100% sản phẩm sản xuất ra.
Ý kiến của sinh viên thực tập: Tôi thấy rằng cán bộ thẩm định chưa phân tích được tình hình và mức độ cạnh tranh của các đơn vị khai thác khác trong cả nước hiện tại cũng như tương lai. Mặc dù, sản phẩm của dự án có thể phân phối 100% tuy nhiên mức độ cạnh tranh giữa các đơn vị có thể làm thay đổi giá thành sản phẩm của dự án, làm sai lệch các chỉ tiêu hiệu quả so với tính toán ban đầu của DN. Thêm một thông tin nữa, quặng Feromangan trong nước cũng đang bị cạnh tranh khốc liệt
với Feromangan Trung Quốc giá rẻ vì vậy DN cũng phải xây dựng chiến lược cạnh tranh thích hợp ngay từ ban đầu. Về yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất là nước, tôi cũng nhận thấy có những khó khăn nhất định bởi nguồn nước ở các tỉnh vùng cao tương đối ít và tỉnh Cao Bằng cũng không có con sông lớn nào chảy qua do vậy dự án phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề nguồn nước phục vụ sản xuất.
• Thẩm định phương diện kỹ thuật:
Qua xem xét, nghiên cứu các lò luyện trong nước và ngoài nước đang hoạt động, công ty đã lựa chọn loại lò luyện Feromangan kiểu lò điện 2.500KVA được nhập khẩu đồng bộ từ Trung Quốc.
Về công nghệ: Kiểu lò điện 2.500 KVA là kiểu cố định đóng kín, đây là loại lò có mức độ tự động hóa khá cao. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.
Về xuất sứ đầu tư: Các bạn chào hàng của các công ty sản xuất hàng đầu của Trung Quốc có giá cả hợp lý. Theo kinh nghiệm của cơ quan phát triển liên hợp quốc thì luyện Feromangan với công nghệ và thiết bị của Trung Quốc là có hiệu quả tốt nhất. Đây là dây chuyền có mức độ tự động hóa tương đối cao và tiết kiệm được nguyên liệu, không gây ảnh hưởng lớn tới môi trường.
Công ty cũng đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt, đồng thời cũng đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường mang tính hợp lý.
Nhận xét: Cán bộ thẩm định cũng đã xem xét tỷ mỷ các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, tìm kiếm các nguồn thông tin về dây chuyền thiết bị dự định mua của nhà máy để có các thông tin chính xác phục vụ việc so sánh, đối