Giải pháp hoàn thiện quy trình, kỹ thuật thẩm định

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN.doc (Trang 78 - 79)

•Sử dụng phương pháp giá trị hiện tại:

Hiện tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên áp dụng khá triệt để phương pháp này trong tất cả các dự án đầu tư. Ngoài ra cán bộ thẩm định còn sử dụng các giá trị khác như IRR, thời gian hoàn vốn có chiết khấu…để đánh giá. Các chỉ tiêu này giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án. Chi nhánh cần hiện đại hóa hơn nữa hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định để việc tính giá trị hiện tại thêm nhanh chóng, kết hợp so sánh với các kết quả tính toán thông thường của cán bộ thẩm định để đưa ra kết luận.

•Phương pháp phân tích độ nhạy, tính điểm hoà vốn:

Phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đố. Vì vậy, chi nhánh cần yêu cầu tất cả các dự án phải được phân tích độ nhạy để ước lượng và quản lý rủi ro. Yêu cầu tối thiểu là phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án để từ đó lập thành bảng so sánh, tiến hành ước lượng xác suất các yếu tố có thể xảy ra, từ đó có những điều chỉnh cần thiết. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu cũng cần phải được quy định rõ ràng và thông thường nên yêu cầu từ 0% đến 20% là hợp lý.

Ngoài ra chi nhánh còn phải thực hiện tính điểm hoà vốn cho dự án, chú ý điểm hoà vốn trả nợ, mức giá bán sản phẩm thấp nhất để dự án không bị lỗ…Việc tính toán này nhằm xác định công suất huy động tối thiểu cần thiết để dự án không bị thua

lỗ, không mất khả năng thanh toán và cũng là cơ sở cho việc yêu cầu chủ dự án có kế hoạch điều chỉnh công suất, kế hoạch sản xuất thích hợp.

•Đánh giá kế hoạch trả nợ:

Để nâng cao chất lượng thẩm định, ngân hàng cũng cần tính đến kế hoạch trả nợ của DN, tuy nhiên không nên quá cứng nhắc với kế hoạch này của DN. Cần đánh giá dự án theo cả quan điểm của người đi vay, người cho vay và hiệu quả kinh tế xã hội tổng quát. Phải phân tích toàn bộ thời gian tồn tại của dự án, đánh giá một cách khách quan.

•Thẩm định dự án sau khi giải ngân và khi dự án đang hoạt động:

Ngân hàng cũng cần liên tục tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình thi công, hoạt động của dự án, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư, quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng bảo quản tài sản thế chấp...một cách chặt chẽ. Định kỳ phân tích tình hình tài chính dự án từ đó có những yêu cầu, giúp đỡ chủ dự án đề ra phương án thu hồi vốn. Cùng với chủ đầu tư phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự án theo từng giai đoạn để có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN.doc (Trang 78 - 79)