Khi thực hiện hoạt động cho vay, nếu có tài sản thế chấp, tài sản bảo đảm thì phải thực hiện một cách nghiêm túc mọi nguyên tắc thủ tục quy trình cho vay, giám sát và thu nợ như trường hợp không có thế chấp. Điều đó giúp ngân hàng có cách xử lý đúng đắn với mức độ rủi ro thấp nhất. Vì vậy cán bộ thẩm định cần tập trung vào các điểm sau:
•Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của người đi vay và phải có đầy đủ giấy tờ thể hiện tính pháp lý đó.
•Tài sản thế chấp không thuộc đối tượng bị pháp luật cấm mua bán chuyển
nhượng, không có tranh chấp hoặc đang không có thế chấp ở một tổ chức tín dụng khác.
•Ngân hàng cần phải nắm giữ các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của tài sản thế chấp.
•Phải kiểm tra chất lượng cũng như khả năng dự trữ lâu dài của các tài sản bảo đảm, căn cứ vào cung cầu của tài sản trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Phải thường xuyên đánh giá lại tài sản để yêu cầu bổ sung thế chấp hoặc điều chỉnh mức cho vay, tránh rủi ro giảm giá tài sản thế chấp khi hết thời hạn cho vay.
•Tham khảo ý kiến, thuê các chuyên gia tư vấn đánh giá giá trị tài sản tại thời điểm thế chấp. Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra các quyết định cho phép thế chấp tài sản.
•Phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để bảo quản, bảo vệ tài sản, kết hợp với định kỳ lập báo cáo đánh giá tài sản.