Học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các ngân hàng thương mại khác

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN.doc (Trang 83 - 102)

Thẩm định dự án đòi hỏi phải có chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm và khả năng nhạy bén, không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ. Với quãng đường hơn 20 năm hoạt động của chi nhánh NHCT tỉnh Thái nguyên, không phảilà ít nhưng cũng chưa thực sự nhiều, vì vậy học tập, trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng thương mại khác là rất cần thiết và cần được chú trọng. Việc học hỏi này có thể được tiến hành thông qua hoạt động cho vay hợp vốn giữa các ngân hàng thương mại.

2.3 Kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ ngành liên quan và Ngân hàng Công thươngViệt Nam.

a. Với nhà nước.

Nhà nước cần thành lập nhiều hơn nữa các công ty chuyên tư vấn, mua bán thông tin nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu thông tin của các ngân hàng nói riêng và các DN nói chung. Ngoài ra chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hệ thống Tài chính - Ngân hàng theo hướng mềm dẻo - linh hoạt hơn, trao quyền độc lập và tự chủ nhiều hơn nữa cho khu vực này. Đồng thời quy định rõ các biện pháp, chế tài xử lý nghiêm khắc những trường hợp các công ty cung cấp thông tin không chính xác, gây thiệt hại cho các bên liên quan.

Nhà nước cần kế hoạch hóa đầu tư phát triển cho từng ngành, lĩnh vực một cách đồng đều và thống nhất, tránh xảy ra tình trạng khi thẩm định thì nhu cầu sản phẩm

của dự án tại vùng đầu tư ở trạng thái thiếu nhưng trên toàn ngành thì tổng sản phẩm lại dư thừa hay như trường hợp các dự án cùng loại được thực hiện cùng một lúc ở nhiều nơi.

Giảm bớt sự “giúp đỡ” với các DNNN: việc nhà nước cho phép các DNNN được vay vốn không cần thế chấp tài sản là hoàn toàn bất hợp lý trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, vì nó tạo ra sự bất cân đối trong việc tiếp xúc nguồn vốn ngân hàng của các DN. Đồng thời cũng cần tổ chức, sắp xếp lại các DNNN, chỉ để tồn tại những DN kinh doanh thực sự có hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội, kiên quyết loại bỏ những DN yếu kém để tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho các ngân hàng.

b. Với ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng nhà nước đã có những quy định về cho vay một cách cụ thể và cũng đã ban hành một quy trình thẩm định chung. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại căn cứ vào quy trình đó để thực hiện. Tuy nhiên nhiều đơn vị vẫn cố tình vi phạm quy chuẩn chung này, vì vậy nên chăng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra chéo chất lượng thẩm định của các đơn vị. Đồng thời ban hành các quy định xử phạt một cách nghiêm khắc hơn nữa để xử lý những đơn vị cố tình vi phạm quy chuẩn chung này.

Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về dự án đầu tư; thông báo kịp thời các nghị định, thông tư hướng dẫn các ngân hàng thương mại những thông tin về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của từng địa phương, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, những ngành kinh tế mũi nhọn được ưu tiên, chú trọng.

Ngân hàng nhà nước cũng cần tăng cường hơn nữa vai trò của các trung tâm thông tin ngân hàng như: Trung tâm phòng ngừa rủi ro (TRP), trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Ngoài ra cũng cần hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc nâng cao nghiệp vụ thẩm định cũng như phát triển đội ngũ cán bộ thẩm định thông qua các hoạt động như:

+ Tổ chức hội thảo tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển do mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng biệt.

+ Tổ chức các khóa học nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định

c.Với ngân hàng công thương Việt Nam.

Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng nên có biện pháp đẩy mạnh chất lượng tín dụng trung dài hạn. Ngân hàng Công thương Việt Nam nên bám sát thực tiễn để hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay; Tổ chức thường xuyên hiệu quả các buổi hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ, từ đó kinh nghiệm của các cán bộ được nâng lên đáng kể, giúp cho Ngân hàng thành viên hạn chế rủi ro và an toàn hiệu quả vốn đầu tư; nâng cao hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro nắm bắt được sự cần thiết của thông tin. Ngân hàng Công thương Việt Nam cần trang bị mạng lưới thông tin hiện đại từ các cơ sở lên, phải có quan hệ trao đổi thông tin với các tổ chức lớn khác chứa nhiều thông tin như các Ngân hàng thương mại khác, các cơ quan tư pháp, các tổ chức phi Ngân hàng…để có thông tin chính xác, để kịp thời chỉ đạo hoạt động của chi nhánh. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Việt Nam nên nhanh chóng nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các chi nhánh.

Đối với chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên cần chủ động tiếp cận doanh nghiệp để thẩm định các thông tin từ phía khách hàng, mở rộng thị trường, nắm bắt kịp thời các chủ trương kế hoạch của Nhà nước, ngành, tăng cường hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu, cải tiến phong cách làm việc, xây dựng chính sách khách hàng cụ thể.

Tóm lại, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư đối với chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên là vấn đề cần thiết. Để đạt đựơc mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các bộ phận trong Ngân hàng. Bên cạnh đó rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, các ngành các cấp cùng thực hiện thì chất lượng thẩm định dự án sẽ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu hoạt động cho vay củachi nhánh nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung.

KẾT LUẬN

Thời gian qua, chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên đã tài trợ có hiệu quả cho nhiều dự án đầu tư, đóng góp vào sự phát triển của các DN nói riêng và trên địa bàn nói chung. Đạt được kết quả đó là có phần quan trọng của công tác thẩm định. Song bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác thẩm định vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định.

Sau khi đã nghiên cứu về mặt lý luận và tìm hiểu thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại, thực trạng hoạt động này tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên theo ý kiến chủ quan của cá nhân, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả các nội dung thuộc công tác thẩm định dự án đầu tư.

Trong thời gian thực tập và làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ và các anh chị tại chi nhánh Ngân hàng cùng với sự chỉ bảo hướng dẫn của PGS.TS Từ Quang Phương vì vậy tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp như trên, song do nhận thức còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong nhận được sự phê bình và góp ý của các cán bộ Ngân hàng, các thầy cô giáo và các bạn đọc để luạn văn thêm hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế đầu tư, khoa Đầu tư. Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.

2. Giáo trình Lập dự án đầu tư, khoa đầu tư. Nhà xuất bản thống kê.

3. Giáo trình ngân hàng thương mại, khoa Tài chinh – Ngân hàng, trường đại hcọ kinh tế quốc dân.

4. Phân tích và quản lí các dự án đầu tư – Nguyễn Ngọc Mai, NXB Khoa học kỹ thuật.

5. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008 của chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên.

6. Hồ sơ dự án đầu tư nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh. Công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng.

7. Website Tổng cục thống kê Việt Nam http://www.gso.gov.vn. 8.Website Bộ kế hoạch và đầu tư http://www.mpi.gov.vn. Và các tài liệu tham khảo có liên quan khác

Luận văn tốt nghiệp

Tên đề tài: HOÀN THIỆN NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT

TỈNH THÁI NGUYÊN

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN SƠN HÀ

` Lớp: Kinh tế đầu tư 47A

Em xin chân thành cảm ơn : - PGS.TS Từ Quang Phương.

- Cán bộ công nhân viên chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.

HOÀN THIỆN NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN

Kết cấu luận văn:

Chương I: Thực trạng công tác thẩm định. Chương II: Giải pháp hoàn thiện nội dung và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định

Lịch sử hình thành, phát triển, tóm tắt hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Thực trạng và minh họa công tác thẩm định của chi nhánh. Đánh giá về chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định của chi nhánh. Định hướng công tác thẩm định của chi nhánh trong thời gian tới. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tại chi nhánh Kiến nghị với NN, NHNN, NHCTVN ,bộ ngành liên quan.

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN

• Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh:

- Chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên ra đời và chính thức hoạt động ngay từ những ngày đầu tiên thành lập NHCT VN, tháng 8 năm 1988.

- Trụ sở chính: số 62 đường Hoàng Văn Thụ, tp Thái Nguyên bao gồm 2 phòng giao dịch và 10 điểm giao dịch

- Cơ cấu tổ chức của chi nhánh: Tổng số cán bộ của chi nhánh là 133 người trong đó: + Trình độ trên đại học: 01/133 người chiếm 0,8%

+ Trình độ đại học: 102/113 người chiếm 77,1% + Trình độ trung cấp: 29/113 người chiếm 22`,1%

- Mục tiêu kinh doanh :“Sự thành đạt của khách hàng cũng chính là sự thành đạt của ngân hàng”

- Một số nghiệp vụ cơ bản:

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm VNĐ và USD ( không kỳ hạn, có kỳ hạn) + Cho vay trung và dài hạn.

+ Mua bán-chuyển đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối + Bảo lãnh và tái bảo lãnh

TÓM TẮT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

1.Công tác huy động vốn.

• Tổng ngvốn huy động liên tục tăng nhanh và ổn định

• Tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu chiếm tỷ trọng nhỏ vì đây k phải loại hình huy động thường xuyên của chi nhánh.

• Tỷ trọng tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm, tiền gửi DN có xu hướng tăng.

• Nguyên nhân:

- Uy tín của chi nhánh ngày càng được khẳng định

- Cán bộ tín dụng khai thác tốt các ngvốn nhàn rỗi.

- Mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng sản phẩm.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc… Đvị: tỷ đồng Đvị: tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2006 2007 2008 Thực hiện % 07/06 Kế hoạch (kh) Thực hiện (th) % th/kh Tổng nguồn vốn huy động 1.045.000 1.150.000 110 1.310.000 1.355.000 103,5 Tiền gửi VNĐ 814.000 905.000 111,1 1.050.000 1.100.000 104,8

Ngoại tệ quy đổi

VNĐ 231.000 245.000 106 260.000 255.000 98,4

1-Tiền gửi DN 125.000 179.000 143,2 - 295.000 - 2-Tiền gửi dân cư 920.000 971.000 105,5 - 1.060.000 - a-Tiền gửi tiết kiệm 891.000 942.000 105,7 - 1.039.000 - b-Tiền gửi kỳ phiếu,

TÓM TẮT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

2.Công tác sử dụng vốn.

• Doanh số cho vay liên tục tăng đều đặn

• Dư nợ VNĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ, do trên địa bàn tỉnh k có nhiều DN hoạt động về lĩnh vực XNK nhu cầu ngoại tệ là k nhiều. Đvị: tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2006 2007 2008 Thực hiện % 07/06 Kế hoạch (kh) Thực hiện (th) % th/kh Tổng dư nợ và đầu

tư kinh doanh 1.001.586 1.097.000 109,6 1.300.000 1.317.000 101,3

Cho vay nền kinh tế 998.000 1.097.000 110 1.300.000 1.287.000 99,1

*Cơ cấu dư nợ

VNĐ 976.000 1.059.000 108,5 1.200.000 1.189.000 99,1 Ngoại tệ quy VNĐ 22.000 38.000 172,7 100.000 98.000 98

TÓM TẮT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

2.Công tác sử dụng vốn.

• Dư nợ năm 2006 và 2007 ở mức thấp, dao động quanh mức 680 triệu.

• Dư nợ năm 2008 tăng đột biến lên 6,318 tỷ; tuy nhiên tỷ lệ dư nợ vẫn ở mức đảm bảo do chưa vượt quá 5% cho phép.

• Nguyên nhân:

- Năm 2008 kdoanh thép (ngành chủ

đạo của các DN trong tỉnh) gặp nhiều khó khăn.

- Ảnh hưởng của hoạt động tín dụng k lành mạnh bên ngoài xã hội.

Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉtiêu 2006 2007 2008

Tổng dư nợ 1.001.586 1.097.000 1.317.000

Dư nợquá hạn 685 670 6.318 + Nợcần chú ý 319 350 6.221 + Nợdưới tiêu chuẩn 33 20 8 + Nợnghi ngờ 286 260 45 + Nợcó khảnăng mất vốn 47 40 44 Tỷlệnợquá hạn/tổng dư nợ(%) 0,068 0,061 0,48

TÓM TẮT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

3.Công tác thanh toán xuất nhập khẩu

• Chủ yếu thực hiện việc mở L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền đi –-đến.

• Lợi nhuận từ công tác thanh toán và tài trọ thương mại mới chỉ ở mức khiêm tốn.

• Kết hợp sự hỗ trợ của TW để đảm bảo nhu cầu thanh toán và nhập khẩu cho các DN

• Nguyên nhân:

- Có ít DN hoạt động trong lĩnh vực XNK vì vậy nhu cầu ngoại tệ là k cao.

- Chủ yếu thực hiên chức năng thanh toán tiền nguyên liệu phôi thép cho các đối tác nước ngoài. Đvị: nghìn USD Chỉtiêu 2006 2007 2008 Thực hiện % 07/06 Thực hiện % 08/07 Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ 36,806 40,486 110 65.588 162 L/C nhập 9.454,3 10.588,8 112 16.942,1 160 L/C xuất 2.852,8 3.052,3 107 3.418,8 112 L/C phát hành mới 12.066,7 13.032 108 17.593,3 115

TÓM TẮT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

3.Đánh giá về hoạt động KD .

• Chênh lệch thu - chi luôn tăng cao và ổn định chi nhánh đạt hiệu quả kinh tế cao.

• Góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của tỉnh, mục tiêu phát triển của NHCTVN.

• Mở rộng được hoạt động KD của chi nhánh, khẳng định vị thế vững chắc của chi nhánh.

• Nguyên nhân:

- Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ

- Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa dư nợ.

- Xây dựng tốt các giải pháp mở rộng tín dụng, cơ cấu đầu tư hợp lý. Đvị: tỷ đồng Chỉtiêu 2006 2007 2008 Thực hiện % 07/06 Thực hiện % 08/07 Tổng thu nhập lũy kế 129.700 161.495 124,5 238.367 147,6 Tổng chi phí lũy kế 123.587 150.934 122 218.092 144,5

Chênh lệch thu nhập, chi

phí 6.287 10.561 168 20.275 192 Thu dvụngân hàng lũy kế

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CỦA CHI NHÁNH. 1.Đánh giá về kết quả hoạt động cho vay trung và dài hạn.

• Doanh số cho vay, dsố thu nợ, dư nợ TDH tăng trưởng đều và ổn định.

• Hoàn thành các kế hoạch mà chi nhánh được giao.

• Nguyên nhân:

- Do xây dựng được thương hiệu với các DN trong tỉnh - Thực hiện tốt công tác tín dụng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Thực hiện % tăng Thực hiện % tăng 1. Doanh sốcho vay

TDH 250.397 299.746 19,7 379.459 26,6 2. Doanh sốthu nợ TDH 37.559 46.400,6 23,54 68.302,6 38,58 3. Dư- nợTDH 295.002 309.031 4,8 348.098 12,6 4.Tỷlệdư nợ TDH/tổng dư- nợ (%) 29,5 35,5 - 26,5 -

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CỦA CHI NHÁNH.

QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN.doc (Trang 83 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w