kiểm toán BCTC, trong đó có quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB cho phép thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng có hữu hiệu hay không, sơ đồ của quy trình như sau:
- Về cách thức tìm hiểu hệ thống KSNB: Kiểm toán viên sử dụng nhiều cách thức khác nhau để tìm hiểu thông tin về đơn vị: nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, phỏng vấn, trao đổi. Ngoài những cuộc gặp mặt chính thức giữa đoàn kiểm toán và đơn vị khách hàng để phỏng vấn, thu thập thông tin, kiểm toán viên còn tận dụng những buổi gặp gỡ, nói chuyện không chính thức để tìm hiểu thêm về quan điểm, tính chính trực của ban lãnh đạo, thái độ của nhân viên trong đơn vị, hỏi thêm về tình hình hoạt động thực tế tại đơn vị, qua đó phát hiện ra có giao dịch, nghiệp vụ quan trọng nào mà đơn vị chưa khai báo không, và đánh giá thêm phần nào môi trường kiểm soát của đơn vị.
- Về việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát: Việc sử dụng kết hợp các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản vừa giúp kiểm toán viên đạt được hai mục đích khi thực hiện cùng một thủ tục kiểm toán, lại tiết kiệm được thời gian cho kiểm toán viên, giảm chi phí kiểm toán, ví dụ: chọn mẫu hóa đơn bán hàng để kiểm tra việc tính tiền trên hóa đơn có chính xác hay không, vừa giúp kiểm toán viên đánh giá được thủ tục kiểm soát kiểm tra độc lập việc tính tiền trên hóa đơn có hiện hữu không, và đánh giá được sai lệch khỏi doanh thu có vượt khỏi mức trọng yếu không.
- Về việc thiết kế các bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi “tìm hiểu khách hàng” được thiết kế không chỉ có các câu hỏi dạng Có/ không (Có những thay đổi về chính sách kế toán áp dụng không, đơn vị có mở thẻ chi tiết theo dõi TSCĐ không…), mà còn bao gồm nhiều câu hỏi mở để khách hàng giới thiệu về công ty, như: Công ty thành lập trên cơ sở nào, ai là chủ doanh nghiệp, người kiểm soát, điều hành chủ yếu, bộ phận lãnh đạo gồm những ai, bộ máy kế toán, ngành nghề kinh doanh chính, khách hàng chủ yếu… làm cho bảng câu hỏi trở nên linh hoạt hơn, vì nếu chỉ đặt câu hỏi trả lời có/ không trong phạm vi một cuộc trao đổi giữa kiểm toán viên và đại diện đơn vị thì không
-Môi trường xử lý thông tin -Hoạt động kinh doanh cơ bản -Kế hoạch kiểm toán quay vòng -Thông tin TC được xử lý -Kết luận ban đầu
-Các chu trình kinh doanh -Hoạt động kinh doanh cơ bản -Các TK bị ảnh hưởng -Chiến lược tin cậy vào KSNB -Ma trận định hướng kiểm tra các
TK
4210 - Kiểm tra một phần hệ thống KS 4310 - Hệ thống KS các
chu trình kinh doanh
4410 - Hệ thống KS trên máy vi tính
4110 - Kết luận về hệ thống KSNB
thể khai thác được những câu hỏi phức tạp, hơn nữa tạo cho người trả lời cảm giác không thoải mái. Việc sử dụng kết hợp hai dạng câu hỏi như vậy cũng giúp cho công việc của kiểm toán viên đơn giản hơn, số lượng câu hỏi đặt ra ít hơn so với bảng câu hỏi thiết kế sẵn dạng có/ không, và có thể bao hàm được những vấn đề mà kiểm toán viên không hỏi nhưng người trả lời tự đề cập đến có liên quan đến hoạt động kinh doanh và vấn đề kiểm soát của đơn vị.
- Về việc phân công nhiệm vụ trong đoàn: Khi thực hiện kiểm toán, trưởng đoàn căn cứ vào năng lực và kinh nghiệm của các thành viên trong đoàn để phân công công việc phù hợp. Theo đó, trưởng đoàn sẽ là người đánh giá chung về KSNB, chịu trách nhiệm kiểm tra những khoản mục quan trọng (như TK 211, 214 ,241, 154, 155, 511…), còn các trợ lý sẽ kiểm tra các khoản mục đơn giản hơn và đánh giá KSNB đối với khoản mục đó.
2. Nhược điểm