II. Thực tế quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC do AAC thực hiện
2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Kết hợp với bảng câu hỏi tìm hiểu khách hàng, kiểm toán viên còn sử dụng các bảng câu hỏi sau để tìm hiểu về môi trường kiểm soát, nhận diện những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, qua: “Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện BCTC”, đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB của khách hàng sau quá trình tìm hiểu khách hàng: “Bảng đánh giá hệ thống KSNB khách hàng”, và kiểm toán viên sử dụng bảng: “Đánh giá hệ thống KSNB đối với từng khoản mục” để tìm hiếu về hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát tại đơn vị.
“Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện BCTC” đề cập đến các vấn đề về:
- Quan điểm và tính chính trực của ban giám đốc - Sự chính xác và hợp lý của BCTC
- Hình thức và môi trường kinh doanh - Các kết quả tài chính
- Bản chất của cuộc kiểm toán
- Những mối liên hệ kinh doanh và các bên hữu quan - Sai phạm cố ý
Kết quả thực tế khi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện BCTC của công ty cổ phần đường XYZ là: rủi ro tiềm tàng được đánh giá là thấp. (Xem phụ lục 3)
- Cơ cấu tổ chức
- Quá trình kiểm soát, giám sát và điều hành
- Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin và kế toán đáng tin cậy - Phương pháp kiểm soát quản lý lãnh đạo
- Phương pháp phân công quyền hạn và trách nhiệm - Ảnh hưởng của hệ thống vi tính
- Hoạt động của Ban Giám đốc và nhóm kiểm toán nội bộ.
Kết quả thực tế khi đánh giá giá hệ thống KSNB của công ty cổ phần đường XYZ là: Hệ thống KSNB tốt, rủi ro kiểm toán thấp. (Xem phụ lục 4)
Sau khi đã hiểu biết về môi trường kiểm soát của khách hàng, kiểm toán viên đi vào tìm hiểu về hệ thống thông tin kế toán và các thủ tục kiểm soát được thiết kế tại đơn vị, và tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát cho từng khoản mục trên BCTC (tiền mặt, phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản dở dang, các khoản vay, doanh thu, chi phí), thể hiện qua bảng “Đánh giá hệ thống KSNB đối với từng khoản mục”
Kết quả thực tế khi đánh giá giá hệ thống KSNB đối với từng khoản mục tại công ty cổ phần đường XYZ là:
“Qua phân tích như trên cũng như đánh giá chủ quan của kiểm toán viên: - Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, rủi ro kiểm soát thấp.
- Trưởng đoàn quyết định chọn mẫu theo phương pháp phi thống kê.”
(Xem phụ lục 5)
Các bảng đánh giá trên thường được sử dụng đối với những khách hàng mới, và được lưu vào hồ sơ thường trực để phục vụ cho các lần kiểm toán sau. Tuy nhiên trên thực tế việc sử dụng các bảng được thiết kế sẵn trên không nhiều, chủ yếu đối với những khách hàng lớn, và những đánh giá đa số dựa vào cảm tính của kiểm toán viên.
3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Sau khi tìm hiểu và đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB khách hàng, sẽ có đoàn kiểm toán đến thực hiện kiểm toán chính thức. Nếu rủi ro kiểm soát theo đánh giá ban đầu là thấp hoặc trung bình, đoàn kiểm toán sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá lại rủi ro kiểm soát xem có đúng như nhận định ban đầu hay không, còn nếu rủi ro kiểm soát ban đầu là cao thì đoàn chỉ tiến hành thủ tục phân tích và các thử nghiệm chi tiết.
Sau khi đơn vị đã cung cấp đủ các tài liệu theo yêu cầu của kiểm toán viên, công việc trước tiên của trưởng đoàn là xem lại hồ sơ kiểm toán cũ để nắm sơ lược về tình hình hoạt động tại công ty, các lưu ý của kỳ trước. Các điều lệ, quy chế và các văn bản quy định, hướng dẫn công tác tài chính kế toán tại công ty khách hàng, nếu có thay đổi thì yêu cầu khách hàng cung cấp bổ sung, qua đó có cái nhìn tổng quát về hoạt động của công ty khách hàng.
Cách thức tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB khách hàng ở bước này theo
phỏng vấn trưởng đoàn kiểm toán khi thực hiện kiểm toán tại công ty cổ phần đường ABC như sau:
- Phỏng vấn kế toán các phần hành và những đối tượng có liên quan về quy trình luân chuyển của các chứng từ, có thể đặt câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau sao cho người được hỏi hiểu ý của kiểm toán viên. Các câu hỏi thường đặt ví dụ như: Anh
(chị) cho biết quy trình luân chuyển các phiếu nhập kho tại công ty?, đường đi của các phiếu chi như thế nào?, hay hóa đơn bán hàng sẽ qua những bộ phận nào trước khi đến phòng kế toán?, rồi ai là người chịu trách nhiệm phê duyệt các phiếu chi?…
- Đọc các quy chế tài chính, các quy định về chế độ lương, các thoả ước lao động tập thể, các quy định về chi phí xăng xe, bồi dưỡng, phụ cấp độc hại…, xem người nào có thẩm quyền phê duyệt chứng từ nào, phạm vi số tiền được phê duyệt là bao nhiêu.
- Qua đó, nắm được hệ thống KSNB trong doanh nghiệp, các cơ chế, thủ tục kiểm soát, có những điểm yếu nào trong các quy định, quy chế đó không.
- Sau đó tiến hành kiểm tra tính hiện hữu của các thủ tục đó trên chứng từ, kiểm tra kỹ chứng từ của một tháng bất kỳ xem có tuân thủ theo các thủ tục kiểm soát mà đơn vị đã đặt ra hay không, chúng có được thực hiện không và đối chiếu với sổ sách có liên quan. Ngoài ra kiểm toán viên sẽ tiến hành chọn mẫu để kiểm tra chứng từ của các tháng còn lại, các mẫu được chọn theo tính chất, nội dung của nghiệp vụ và dựa vào xét đoán của kiểm toán viên, dựa vào sự liên quan giữa các khoản mục.
Cụ thể các bước công việc của kiểm toán viên được mô tả như sau:
Công ty cổ phần đường XYZ là khách hàng lâu năm của AAC. Sau cuộc trao đổi gặp mặt giữa đoàn kiểm toán với phó giám đốc và kế toán trưởng đơn vị, đề nghị đơn vị cung cấp đủ các hồ sơ tài liệu còn thiếu, bước tiếp theo của kiểm toán viên là đi vào đọc hồ sơ của đơn vị.