Nguyên lý sử dụng các kết cấu thủy và khí Nội dung:

Một phần của tài liệu tìm hiểu và áp dụng các nguyên lý giải quyết vấn đề trong các ứng dụng tin học (Trang 30 - 31)

Nội dung:

- Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.

Nhận xét:

- Xét về một khía cạnh nào đấy, các kết cấu khí và lỏng có những ưu điểm hơn chất rắn như linh động, dễđiều khiển, môi trường xung quanh luôn có nhiều không khí

và nước, dễ khai thác...

- Thủ thuật này đòi hỏi người giải phải có những kiến thức cần thiết về các chất khí và lỏng, vận dụng các hiệu ứng cần thiết, liên quan đến các chất khí và lỏng trong các bài toán của mình.

- Ở mức độ nào đó, thủ thuật này cũng phản ánh khuynh hướng phát triển: các kết cấu rắn bị thay thế bởi các kết cấu khí và lỏng. Do vậy trong khi giải các bài toán cần chú ý đến khảnăng có thể thay thế và khắc phục tính ì tâm lý: quen coi các đối

tượng kỹ thuật làm từ vật liệu rắn.

- Tinh thần chung của nguyên tắc này là thay thế cái cứng nhắc, gò bó, nặng nề bằng cái nhẹ, mềm dẻo, linh động.

- Sử dụng được các kết cấu khí và lỏng, trên thực tế là khai thác những nguồn dự trữ

có sẵn trong hệ và môi trường vì xung quanh chúng ta đâu cũng có nhiều khí và chất lỏng, ít ra, cũng dưới dạng không khí và nước các loại.

Áp dụng trong tin học:

- Thay những máy desktop bằng máy laptop.

- Thay vì phải dùng cáp để truyền dữ liệu, ta có thể dùng mạng không dây, đưa dữ

liệu lên các vệ tinh.

- Thay vì phải sử dụng bàn phím người ta có thể dùng lời nói để ra lệnh cho máy tính.

Trang 30

- Thay vì phải nhập mật khẩu để truy cập vào phần mềm, ta có thểdùng vân tay để

nhận dạng.

- Thay vì phải lập trình cho 1 thuật toán nào đó, ta có thể dùng lại source code của

người khác.

Một phần của tài liệu tìm hiểu và áp dụng các nguyên lý giải quyết vấn đề trong các ứng dụng tin học (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)