Nội dung:
- Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại).
Nhận xét:
- Từ “ứng suất” cần phải hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ đơn thuần là sự nén, sự kéo căng cơ học … mà bất kỳ lọai ảnh hưởng , tác động nào.
- Nguyên tắc này thường dùng cùng với 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ, 11.Nguyên tắc dự phòng , nó phản ánh sự thống nhất của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Áp dụng trong tin học:
- Để để viết được phần mềm ta cần phải học một số ngôn ngữ lập trình và hệ quản trịcơ sở dữ liệu.
- Để triển khai 1 dự án phần mềm ta cần phải có kế hoạch dự án.
- Để chuyển sang giai đoạn coding ta cần phải khảo sát, phân tích và thiết kế. - Để tìm ra lỗi phần mềm ta cần phải có test case để kiểm thử.
3.25. Nguyên lý chuyển sang chiều khác Nội dung: Nội dung:
- Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối
tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều).
- Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng. - Đặt đối tượng nằm nghiêng.
Trang 26
- Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích
cho trước.
Nhận xét:
- Từ "chiều" cần hiểu theo nghiã rộng, không chỉ là chiều không gian.
- "Chuyển chiều" phản ánh khuynh hướng phát triển, thấy rõ nhất trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, không gian toán học, vật lý tinh thể, cấu trúc các hợp chất, hoá học...
- Nguyên tắc này nhắc nhởngười giải, xem xét, và tận dụng những nguồn dự trữ về
"chiều", có trong đối tượng và môi trường.
- Cần rèn luyện cách nhìn đối tượng từ những góc độ, những "chiều" khác nhau để
thấy hết các khía cạnh, các mặt, các tính chất....
- Khắc phục tính ì tâm lý trong việc sử dụng "chiều" nào đó quen thuộc.
- Việc "chuyển chiều" làm cho đối tượng, trong nhiều trường hợp, có thêm những khảnăng, tính chất mới mà trước đây đối tượng chưa có.
Áp dụng trong tin học:
- Khi phân tích và thiết kế 1 thuật toán ta thường có các phương pháp như sau: phương pháp top-down, nếu không khả thi ta có thể chuyển sang phương pháp ngược lại bottom –up.
- Trong kỹ thuật lập trình để tìm 1 phần tử “x” trong mảng, ta có thểđi từđầu mảng hay cuối mảng để tìm.
- Bài toán duyệt đồ thị theo chiều sâu, khi đi xuống nếu không đi được nữa thì ta có thể quay lui trở lại.
- Áp dụng mô hình thác nước trong công nghệ phần mềm, khi chuyển sang giai đoạn coding, ta có thể quay trở lại giai đoạn phân tích thiết kế.
- Trong lập trình trí tuệ nhân tạo, thuật giải tìm kiếm với tri thức bổ sung, trong quá trình tìm kiếm ta có thểđổi chiều dựa vào các tri thức bổ sung .