Đánh giá tính đa dạng sinh học của bộ cá Vược

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài Bộ Cá Vược (Perciformes ) ở các thủy vực nội địa tỉnh Khánh Hoà (Trang 37 - 39)

- Nhóm cá có nguồn gốc ao ruộng

5.2.Đánh giá tính đa dạng sinh học của bộ cá Vược

Qua kết quả ngiên cứu về thành phần loài bộ cá vược ở tỉnh Khánh Hòa, đã nhận thấy tính đa dạng sinh học trong thành phần loài bộ cá Vược tỉnh Khánh Hòa là khá cao. Sự đa dạng về cá Vược không chỉ thể hiện ở taxon bậc loài mà còn thể hiện ở các bậc taxon cao hơn là bậc giống và bậc họ. Để đánh giá sự đa dạng về các bậc taxon của thành phần loài cá Vược ở tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi đã tiến hành so sánh tỷ lệ các bậc taxon của các khu hệ sông trong tỉnh với nhau (bảng 5.1).

Bảng 5.1. So sánh tỷ lệ % các bậc taxon thành phần loài cá Vược các sông trong tỉnh Khánh Hòa

Tỷ lệ (%) Sông Dinh Sông Cái Sông Tô Hạp

Loài/giống 1,65 1,64 1,77

Loài/họ 2,76 2,90 2,66

Giống/họ 1,66 1,76 1,50

Như vậy Tỷ lệ chênh lệch giữa các bậc taxon trong loàn tỉnh là không lớn và cũng thể hiện tính đa dạng khá cao trong các sông trong toàn tỉnh. Tỷ lệ loài/ giống sông Tô Hạp chiếm cao nhất, và thấp nhất là ở sông Cái, tuy vậy sự chênh lệch này là không

đáng kể. Tỷ lệ loài/họ và giống/họ có sự tương đồng nhau, cao nhất là ở sông Cái, tiếp đến sông Dinh và cuối cùng ở sông Tô Hạp. Điều này khẳng định do các khu hệ sông này rất gần nhau về mặt địa lý, chịu ảnh hưởng chung về địa hình và thời tiết nên sự đa dạng về tỷ lệ các bậc taxon là như nhau.

Để rút ra nhận xét về độ đa dạng giữa các bâc taxon về khu hệ cá Vược trong tỉnh Khánh Hòa và các khu hệ cá khác trên cả nước chúng tôi đã tiến hành so sánh tỷ lệ các bậc taxon của sông Cái Khánh Hòa với tỷ lệ taxon của các khu hệ cá trên cả nước. Vì sông Cái là con sông lớn nhất tỉnh, có đầy đủ các tính chất đặc trưng và độ đa dạng để đại diện cho khu hệ cá Vược trong toàn tỉnh.

Bảng 5.1. So sánh tỷ lệ % các bậc taxon thành phần loài cá Vược sông Cái tỉnh Khánh Hòa với một số khu hệ cá khác

Tỷ lệ Các khu hệ cá Vược khác trong nước

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)

Loài/giống 1,64 1,52 1,83 1,84 1,30 1,76 1,83 1,08 1,84 2,00 1,31 Loài/họ 2,90 2,53 2,56 3,33 1,97 3,00 2,92 2,60 2,83 4,00 1,92 Giống/họ 1,76 1,67 1,40 1,81 1,38 1,71 1,60 2,40 1,46 2,00 1,54

(1): Khu hệ cá Vược sông Cái, tỉnh Khánh Hòa

(2): Khu hệ cá sông Ô Lâu, Võ Văn Phú, Nguyễn Duy Thuận (2009) (3): Khu hệ cá sông Ròon, Võ Văn Phú và Trần Đại Nghĩa (2011) (4): Khu hệ cá sông Thu Bồn - Vụ Gia, Vũ Thị Phương Anh (2010)

(5): Khu hệ cá sông Ba Chẽ, Tạ Thị Thủy, Đỗ Văn Nhượng, Trần Đức Hậu (2011) (6): Khu hệ cá sông Hiếu, Võ Văn Phú và Phạm Thanh Hà (2012)

(7): Khu hệ cá đầm Ô Loan, Võ Văn Phú và Nguyễn Thị Phi Loan (2010)

(8): Khu hệ cá Vườn Quốc Gia Bạch Mã, Lê Vũ Khôi, Võ Văn Phú, Ngô Đắc Chứng, Lê Trọng Sơn (2004)

(9): Khu hệ cá sông Gianh, Võ Văn Phú và Lê Thị Thu Phương (2012)

(10): Khu hệ cá Cao Muôn - Cà Đam, Võ Văn Phú và Nguyễn Hoàng Diệu Minh (2011)

(11): Khu hệ cá sông Ba, Võ Văn Phú và Nguyễn Minh Ty (2010).

Tỷ lệ loài/giống của bộ cá Vược ở Khánh Hòa là khá cao, cao hơn so với khu hệ cá Vược ở sông Ô Lâu, sông Ba Chẽ, VQG Bạch Mã, sông Ba. Nhưng thấp hơn so với những khu hệ cá còn lại là sông Roòn, sông Thu Bồn - Vụ Gia, sông Hiếu, đầm Ô Loan và sông Gianh.

Tỷ lệ loài/họ khu hệ cá Vược tỉnh Khánh Hòa tương đối cao chỉ thấp hơn tỷ lệ loài/họ khu hệ sông Hiếu còn cao hơn tất cả các khu hệ đang xét là: sông Ô Lâu, sông Ba Chẽ, VQG Bạch Mã, sông Ba, sông Roòn, sông Thu Bồn - Vụ Gia, đầm Ô Loan và sông Gianh.

Tỷ lệ giống/họ khu hệ cá vược tỉnh Khánh Hòa thấp hơn khu hệ cá VQG Bạch Mã, bằng khu hệ cá sông Thu Bồn - Vụ Gia và cao hơn hẳn các khu hệ cá còn lại.

Độ đa dạng thể hiện rõ ở hình 5.1.

Hình 5.1. So sánh tỷ lệ trong các bậc taxon ở các khu hệ cá khác nhau

Qua kết quả so sánh với những khu hệ khác trên thế giới thì bô cá Vược tỉnh Khánh Hòa nhìn chung rất đa dạng. Các tỷ lệ so sánh về họ/giống, họ/loài hay giống/loài đều nằm trên mặt bằng chung là khá cao. Đây cũng là kết quả cho thấy sự thuận lợi về mặt địa hình và điều kiện thời tiết đã tạo tiền đề cho sự phát triển của bộ cá này. Đồng thời khẳng định một lần nữa đây là bộ cá chính có ý nghĩa quan trọng trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài Bộ Cá Vược (Perciformes ) ở các thủy vực nội địa tỉnh Khánh Hoà (Trang 37 - 39)