Anabas testudineus (Bloch, 1927) Cá Rô đồng ++ 0,05-0,

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài Bộ Cá Vược (Perciformes ) ở các thủy vực nội địa tỉnh Khánh Hoà (Trang 55 - 58)

- Nhóm cá có nguồn gốc ao ruộng

8Anabas testudineus (Bloch, 1927) Cá Rô đồng ++ 0,05-0,

9 Channa striata (Bloch, 1797) Cá Lóc + + 0,4-1,2

7.2. Tình hình khai thác và nuôi thả cá Vược7.2.1. Tình hình khai thác cá ở tỉnh Khánh Hòa. 7.2.1. Tình hình khai thác cá ở tỉnh Khánh Hòa.

Về nguồn lợi cá Vược tự nhiên trong tỉnh hiện nay đang bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng cũng như về thành phần loài ở một số khu vực nghiên cứu. Rất nhiều loài bị suy giảm số lượng một cách nghiêm trọng làm ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống xung quanh khu vực sông ngòi và lấy nguồn lợi cá là nguồn sống của chính họ. Đặc biệt suy giảm số lượng và thành phần loài cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái sông suối tỉnh Khánh Hòa.

Qua điều tra, phỏng vấn ngư dân và nhân dân địa phương và qua thực tế thu mẫu cho thấy:

Sản lượng đánh bắt cá ngày càng giảm, đa số chỉ còn 40-50% so với trước kia. Nghề lưới trước đây trung bình 1 ngày đêm đạt từ 15- 20kg nay giảm còn 5-7 kg Đặc biệt ở Ninh Hòa đánh bắt cá ở hạ nguồn sông Dinh phỏng vấn ngư dân và nhân dân địa phương cho biết rằng nguồn lợi cá đã kém đi từ 80-90% so với 10 năm trước đây. Nhiều loài cá đánh bắt được với số lượng và kích thước lớn như Lóc, Sặc, ....Đến nay chỉ bắt được cá nhỏ và vừa với số lượng ít.

Ngoài ra hiện nay do sự suy giảm về thành phần loài đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái một số lưu vực sông suối trong tỉnh. Có nhiều đoạn sông chỉ tập trung một loài (đa số là cá Rô phi) và thành phần các loài cá khác có số lượng rất ít làm mất cân bằng sinh thái giữa các loài trong thủy vực. Một số nguyên nhân chính đẫn đến sự suy giảm nguồn lợi cá vược hiện nay:

+ Do khai thác quá mức

Với áp lực giải quyết về vấn đề lương thực do dân số tăng nhanh nên việc khai thác cá diễn ra với cường độ ngày càng cao, mang tính hủy diệt nguồn lợi. Song song với việc tăng cường độ khai thác thì các ngư cụ phụ vụ cho việc khai thác ngày càng được biến hóa thành nhiều dạng hợn, tinh vi hơn với khả năng đánh bắt được nhiều loại cá với đầy đủ các loại kích cỡ mang tính chất hủy diệt. Qua điều tra và trực tiếp đánh bắt cá cùng ngư dân, chúng tôi đã thống kê sơ bộ các loại ngư cụ khai thác cá trên các sông suối tỉnh Khánh Hòa gồm: Lưới, chài, rớ, câu giăng, thả đó, thả lưới, kích điên. Trong đó thả lưới và kích điện là hai phương pháp chủ yếu hơn cả. Nghề thả lưới và kích điện hoạt đông khai thác quanh năm. Năng suất khai thác trung bình từ 5- 7kg/ngày. Nghề này tập trung khai thác những loài cá có kích thước lớn và vừa như cá Móm gai dài, cá Rô phi, cá Hồng, cá Chẽm ... Nghề kích điện hiện nay rất phổ biết được hầu hết ngư dân trong tỉnh sử dụng, sản lượng rất cao trung bình từ 10- 15kg/ngày. Nhưng đây là một công cụ hủy diệt nguồn lơih cá lâu dài, vì nó khai thác tất cả mọi đối tượng từ cá con đến cá trưởng thành ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng hệ sinh thái trong thủy vực.

Ngư dân đánh cá quanh năm, với mọi thời điểm trong ngày ( đặc biệt khai thác mạnh mẽ nhất vào thời gian từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng) ở hầu như trên toàn bộ diện tích mặt nước, đặc biệt và mùa sinh sản hay di cư của cá thì tốc độ đánh bắt nhiều hơn do lúc này sản lượng cá đánh bắt được sẽ tăng.

Đánh bắt với các công cụ mang tính chất hủy diệt như dùng thuốc nổ như mìn, bộc phá. Đặc biệt hình thức dùng kích điện để rà cá diễn ra tràn lan. Đa số các ngư dân đánh bắt cá ở đây đều dùng hình thức này để khai thác vì cho sản lượng cao hơn những cách khai thác khác. Hậu quả của những cách bắt cá này đã làm cho cá chết hàng loạt ở đủ mọi kích cỡ, tiêu diệt các sinh vật làm thức ăn cho cá, làm mất nơi cư

+ Chưa kiểm soát được các nguồn chất thải

Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra ngày càng nhanh làm nhiều nhà máy lớn, khu dân cư, khu công nghiệp mọc lên càng ngày càng nhiều. Đa số các chất thải trong công nghiệp cũng như trong sinh hoạt hàng ngày thải ra sông ngòi chưa được kiểm soát chặt chẽ làm ảnh hưởng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước. Đặc biệt có một số nhà máy lớn và làng nghề thủ công đã không kiểm soát được nguồn chất thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái thủy vực đặc biệt làm suy giảm ngiêm trọng về nguồn lợi cá như: Công ty Đường Ninh Hòa, làng nghề làm gạch thủ công ở Ninh Hòa....

Ngoài ra các công trình quy hoach xây dựng kè đập, công trình giao thông, thủy lợi cũng gây ảnh hưởng lớn đến nguồn cá ở khu vực nghiên cứu.

+ Sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương cũng chưa đẩy mạnh đúng mức công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi cá. Các biện pháp quản lý chưa chặt chẽ, chưa đạt được hiệu quả cao. Biện pháp tuyên truyền giáo dục chưa được coi trọng đúng mức, ý thức của người dân chưa cao. Cá được đánh bắt với đầy đủ mọi kích cỡ và hầu hết ngư dân vẫn sử dụng các công cụ đánh bắt hủy diệt nguồn lợi cá. Vẫn chưa có các biện pháp xử lý nghiêm minh với các hình thức đánh bắt hủy diệt nêu trên.

7.2.2. Tình Hình nuôi thả cá ở tỉnh Khánh Hòa

Trong những năm gần đây sản lượng khai thác và nuôi trồng nguồn lợi cá trong tỉnh ngày càng tăng lên. Một phần do ngư dân ngày càng đầu tư và hiện đại hóa phương tiện khai thác. Một phần do chính quyền địa tỉnh Khánh Hò đã đưa ra một số phương pháp để tái tạo nguồn lợi cá trong tỉnh như: Đánh tỉa, thả bù ở những khu vực có nguồn lợi cao như đầm Nha Phu, hồ Đá Bàn... Ngoài ra còn thực hiện nghiên cứu nhiều quy trình nuôi những loài cá có giá trị kinh tế cao như cá Chẽm, cá Ong căng (bảng 7.2)

Bảng 7.2. Sản lượng cá ở tỉnh Khánh Hòa qua các năm gần đây

năm

Sản lượng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khai thác 57.652 59.238 59.049 66.467 68.813 68.809

7.3. Đề xuất các nhóm giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá

Dựa trên cơ sở về đặc điểm tự nhiên - xã hội, hiện trạng nguồn lợi, đặc biệt là những nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi cá. Tôi xin đưa ra một số biện pháp để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá lâu dài như sau:

- Quản lý tốt nguồn rác thải rắn, lỏng và khí ở các nhà máy công nghiệp, các làng nghề thủ công cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Phải có giấy chứng nhận xủ lý nguồn chất thải của các cơ quan đánh giá chuyên nghành.

- Tổ chức lại nghề khai thác cá tự nhiên, đưa các luật lệ về khai thác hiện hành vào đời sống xã hôi. Nghiêm cấm việc sử dụng cá chất độc hủy diệt để bắt cá như mìn, thuốc nổ, xung điện...Quy định mắc lưới tổi thiểu khi đánh bắt cá để cá con có thể sinh trưởng và phát triển. Nghiêm cấm và hạn chế đánh bắt và một số thời gian là mùa sinh sản của cá trong năm..

- Đặt ra các biện pháp để xử lý nghiêm minh những trường hợp đánh bắt hủy diệt, sử dụng các ngư cụ gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho người dân những thông tin về cá quý hiếm, mùa sinh sản cá ...

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nuôi trồng thủy hải sản (nhất là hoàn thiện quy trình nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế cao như cá Dìa, cá Ong, cá Chẽm) ở những vùng có điều kiện thích hợp đi kèm với công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài Bộ Cá Vược (Perciformes ) ở các thủy vực nội địa tỉnh Khánh Hoà (Trang 55 - 58)