KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài Bộ Cá Vược (Perciformes ) ở các thủy vực nội địa tỉnh Khánh Hoà (Trang 58 - 59)

- Nhóm cá có nguồn gốc ao ruộng

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu khu hệ cá Vược ở tỉnh Khánh Hòa có thể đưa ra một số kết luận và đề nghị sau.

1. Kết luận

1.1. Thành phần loài thuộc bộ cá Vược ở tỉnh Khánh Hòa khá đa dạng và phong phú. Đã thống kê được 62 loài nằm trong 38 giống thuộc 21 họ khác nhau.

1.2. Trong thành phần loài cá Vược đã nghiên cứu họ cá Bống đen (Eleotridae) có số giống nhiều nhất với 5 giống (chiếm 13,17%), họ cá Bống trắng (Gobiidae) có số loài nhiều nhất là 7 loài (chiếm 11,29%). Trong đó giống cá chiếm ưu thế là

Oreochromis, Glossogobius mỗi giống có 4 loài (10,53%).

1.3.

1.4. Đã xây dựng được bộ mẫu cá vược gồm 28 loài thuộc 21 giống trong 16 họ.

2. Đề nghị

2.1. Cần phải có quy định cụ thể về mùa vụ khai thác, kích thước, mắt lưới, ngư cụ, tuân theo những điều khoản của pháp lệnh bảo vệ NLTS, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác. Xử lý nghiêm các trường hợp dùng phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt để khai thác thuỷ sản. Ngoài ra phát triển nuôi trồng thủy sản phải theo đúng quy hoạch và quy định thiết kế hệ thống ao nuôi để tránh ô nhiễm nguồn nước.

2.2. Xây dựng một chiến lược lâu dài, Sở Nông Nghiệp tỉnh Khánh Hòa cần tăng cường công tác nghiên cứu các quy trình nuôi các loài cá vược có kinh tế cao một cách hoàn chỉnh để áp dụng vào thực tiễn

2.3. Cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền cho người dân khai thác hợp lý nhằm bảo vệ nguồn lợi cá Vược để phục vụ lợi ích lâu dài cho nhân dân trong tỉnh.

2.4. Tỉnh Khánh Hòa phải quản lý chặt chẽ hơn nguồn chất thải ra sông, suối của các khu công nghiệp, các nhà máy và làng nghề thủy công để từ đó hạn chế ô nhiễm nguồn nước và cải thiện nguồn lợi cá.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài Bộ Cá Vược (Perciformes ) ở các thủy vực nội địa tỉnh Khánh Hoà (Trang 58 - 59)