CỦA CÁC LOÀI THUỘC BỘ CÁ VƯƠC (PERCIFORMES) Ở TỈNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài Bộ Cá Vược (Perciformes ) ở các thủy vực nội địa tỉnh Khánh Hoà (Trang 36)

Ở TỈNH KHÁNH HÒA

5.1. Sự đa dạng về sinh thái

Qua kết quả thu thập và nghiên cứu một số đặc điểm về thích nghi sinh thái, chúng tôi đã xác định những loài cá thu thập được theo đặc điểm về sinh thái là sự thích nghi về nồng độ muối của các loài cá. Trong 62 loài cá thuộc bộ cá Vược đã xác định được có thể chia làm 3 nhóm sinh thái chính

5.1.1. Nhóm cá nước mặn

Bao gồm những loài cá thích ứng với nồng độ muối khoảng 30-38‰. Chủ yếu là những loài cá phân bố ở cửa sông, những loài này thích nghi với biên độ dao động nồng độ muối khá rộng. Chúng có thể di cư vào vùng của sông nước lợ để kiếm mồi và sinh sống như: cá Đục (Sillago sihama), cá Đù bạc (Argyrosomus argentatus), cá Chim trắng mắt to (Monodactylus argenteus)...

5.1.2. Nhóm cá nước lợ

Bao gồm những loài cá thích nghi với nồng độ muối từ 1-30‰, trung bình thích nghi với nồng độ muối tốt nhất từ 10-20‰. Trong bộ cá Vược thì nhóm cá nước lợ rất phong phú. Gần như hội tụ đầy đủ tất cả các họ đã thu thập được. Những loài cá phân bố ở khu vực này thích nghi với nồng độ muối khá cao và biên độ dao động muối cũng khá rộng. Vì vậy chúng tôi có thể bắt gặp những loài cá này vào sâu trong trung lưu của một số sông. Đai diện của nhóm cá nước lợ như: cá Móm gai dài (Gerres

filamentosu ),cá Căng (Terapon theraps), cá Ong căng (Terapon jarbua), cá Liệt lớn

(Leiognathus equilus)...

5.4.3. Nhóm cá nước ngọt điển hình

Bao gồm những loài cá thích nghi với nồng độ muối từ 0,5-5‰. Dựa vào nguồn gốc phát sinh chúng tôi đã chia ra làm 2 nhóm:

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài Bộ Cá Vược (Perciformes ) ở các thủy vực nội địa tỉnh Khánh Hoà (Trang 36)