BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ VƯỢC TỈNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài Bộ Cá Vược (Perciformes ) ở các thủy vực nội địa tỉnh Khánh Hoà (Trang 54 - 55)

- Nhóm cá có nguồn gốc ao ruộng

BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ VƯỢC TỈNH KHÁNH HÒA

7.1. Các loài cá kinh tế trong bộ cá Vược

Cá kinh tế theo quan niệm truyền thống là những loài vừa có sản lượng cao vừa có chất lượng được nhiều người ưa chuộng, khai thác phục vụ cho nhiều mục đích của đời sống như làm thức ăn, nuôi làm cảnh, làm dược liệu hay làm hàng hóa xuất khẩu... Nói đến vai trò kinh tế của cá chúng ta thường nghĩ đến vai trò chính đầu tiên là làm thực phẩm. Vai trò thực phẩm của cá là rất lớn. Cá được coi là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Cá là nguồn thực phẩm giàu đạm, có đủ các thành phần axit amin, các chất vô cơ, các nguyên tố vi lượng, các vitamin như A, B1, B2, B12, C, D, E...So với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác, cá là loại thực phẩm khá toàn diện, có hàm lượng mỡ thấp nên dễ tiêu hóa vì vậy cá không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày. Cá không chỉ được sử dụng ở dạng thực phẩm tươi sống mà còn được chế biến và bảo quản ở rất nhiều dạng khác nhau như phơi khô, đóng hộp, làm nước mắm, ướp lạnh... Hầu như tất cả các loại cá đều có thể dùng làm thức ăn nên giá trị sử dụng trong thực phẩm là rất cao.

Do tình trạng đánh bắt và khai thác không hợp lí của ngư dân nhiều loài cá kinh tế trước đây bị suy giảm số lượng và sinh khối nghiêm trọng đã không còn thuộc loài kinh tế nữa. Ngoài ra do sự ô nhiễm nguồn nước từ các nhà máy công nghiệp và rác thải trong sinh hoạt cũng làm suy giảm một cách nghiêm trọng số lượng và thành phần loài cá ở Khánh Hòa. Cá Vược là một bộ cá trong đó chứa rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao được ngư dân ở trong tỉnh thường xuyên đánh bắt để sử dụng làm thực phẩm và các mục đích khác như xuất khẩu, phục vụ trong chăn nuôi,làm cảnh.... Ngoài ra khai thác đánh bắt một số loài cá đã được nhân dân trong vùng tuyển chọn vào nuôi trồng ở các ao hồ và đã thu được kết quả tốt như cá Rô phi (Oreochromis niloticus), cá Lóc (Channa striata) và ô đầm như cá Ong (Terapon jarbua), cá Dìa cam (Siganus

oramin), cá Móm gai dài ( Gerres filamentosus)...Đây là một bộ cá rất có tiềm năng

Trong 62 loài thuộc Bộ cá Vược (Perciformes) đã thống kê được 9 loài cá kinh tế thuộc 9 giống khác nhau nằm trong 8 họ chiếm 12,8% tổng số loài thu được (Bảng 7.1).

Bảng 7.1. Các loài cá kinh tế thuộc bộ cá Vược ( Perciformes ) tỉnh Khánh Hòa

Stt Tên khoa học Tên Việt Nam Mùa khai thác Kích

cỡ_kg

Khô Mưa

1 Lates calcarifer (Bloch,1790) Cá Chẽm + + 0,5-1

2 Terapon jarbua (Forsskăl, 1775) Cá Ong Căng + 0.1-0.33 Pelates quadrilineatus (Bloch, 1790) Cá Căng bốn sọc + 0,1-0,3 3 Pelates quadrilineatus (Bloch, 1790) Cá Căng bốn sọc + 0,1-0,3 4 Lutjanus erythropterus Bloch,1790 Cá Hồng đỏ + 0,3-0,5 5 Gerres filamentosus Cuvier, 1829 Cá Móm gai dài + + 0,1-0,3 6 Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) Cá Rô phi vằn + + 0,1-0,3

7 Siganus oramin (Bloch & Schneider, 1801) Cá Dìa cam + + 0,05-0,2

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài Bộ Cá Vược (Perciformes ) ở các thủy vực nội địa tỉnh Khánh Hoà (Trang 54 - 55)