PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số phương pháp dự đoán thống kê để nghiên cứu xuất nhập khẩu hàng hoá (Trang 29 - 33)

1. Tình hình phát triển xuất nhập hàng hoá ở Việt Nam.

Từ đại hội VI (tháng 12/ 1986) của Đảng ta là mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới toàn diện và sâu sắc của nước ta. Trong đó có sự đổi mới về quan điểm kinh tế. Đại hội VI đã rút ra một bài học kinh nghiệm đó là phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Từ đó chính sách kinh tế đối ngoại đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc gia.

Với những mục tiêu đề ra sau Đại Hội VI và ngày càng được chỉnh ký hoàn thiện. Cho đến nay, hệ thống xuất nhập khẩu của nước ta ngày cangf có nhiều bạn hàng quốc tế. Việt Nam giờ đây đang chiếm một vị trí quan trọng đối với một số nước cũng như trên thị trường quốc tế.

Trong chính sách đổi mới, Nhà nước đã khuyến khích xuất khẩu, xoá bỏ độc quyền về ngoại thương. Các đơn vị kinh doanh được tạo ra mội điều kiện cần thiết để tiếp xúc với mọi bạn hàng và thị trường bên ngoài. Do đó công tác xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả khá khích lệ. Các doanh nghiệp sản xuất được thành lập theo đúng quy định của pháp luật, có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định và đã có thị trường xuất khẩu ở nước ngoài. Có nhiều doanh nghiệp còn có cả văn phòng đại diện ở nước ngoài. Hiện nay, trong ngành xuất nhập khẩu nước ta đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn có kinh nghiệm, đó là một thuận lợi lớn cho quan hệ ngoại thương. Với hệ thống pháp luật hiện nay, rất đơn giản nhưng cũng khá chặt chẽ, là điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp có mọi ý định xuất nhập khẩu hàng hoá.

Từ tháng 3 năm 1989, Việt Nam đã thực hiện chính sách một tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố dựa trên cơ sở xem xét, tổng hợp các yếu tố lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế, lãi xuất, tỷ giá nhập khẩu và giá

ngoại tệ trên thị trường tự do. Đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi trao đổi hàng hoá xuất nhập khẩu, nó giúp cho quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá được nhanh hơn và làm quay vòng vốn hơn.

Trong quá trình phát triển và hội nhập nền kinh tế của nước ta với nền kinh tế cá nước trong khu vực và trên thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữ vai trò hết sức quan trọng. Tài liệu dự báo khả năng xuất nhập khẩu hàng hoá trong tương lai là cơ sở quan trọng để Đảng và nhà nước ta đề ra các chiến lược và chính sách về xuất nhập khẩu hàng hoá. Xuất phát từ thực tế khách quan về vai trò và tầm quan trọng công tác dự báo xuất nhập khẩu để góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác dự báo khoa học xuất nhập khẩu , cần phải đi sâu xem xét thực trạng công tác dự báo xuất nhập khẩu.

2. Các kiến nghị và đề xuất

Trong những năm qua việc thực hiện công tác dự báo khả năng xuất nhập khẩu ở Việt Nam tuy đã có triển khai nhưng vẫn còn một điều bất cập. Qua nghiên cứu thực trạng về công tác dự báo khả năng xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, hiểu rõ được những thuận lợi và khó khăn của công tác dự báo xuất nhập khẩu hàng hoá hiện nay, đề tài này có một số đề xuất và kiến nghị sau:

Thứ nhất: Hiện nay việc áp dụng các phương pháp dự báo khoa học để dự báo khả năng xuất nhập khẩu tuy bước đầu đã được áp dụng trong thực tế nhưng mới chỉ ở phạm vi hẹp theo yêu cầu của từng đơn vị cơ quan,vì vậy cần phải có khoa học sử dụng một hệ thống các phương pháp dự báo khoa học để dự báo. khi đã có một hệ thống các phương pháp khoa học được áp dụng thì việc dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu hàng tháng sẽ trở lên dễ dàng, thuận tiện và đỡ tốn kém hơn.

nhập khẩu hiện nay chủ yếu là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dự báo. do vậy cần phải sớm hình thành một đội ngũ các chuyên gia làm công tác dự báo các cán bộ này được đào tạo một cách có hệ thống về các phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực dự báo, từ đó có thể vận dụng cá phương pháp đó để tiến hành dự báo với độ tin cậy cao nhất.

Thứ ba là: muốn thu thập nguồn thông tin để tiến hành dự báo nhanh nhất, chính xác nhất và đầy đủ nhất cần phải tổ chức tốt công tác thống kê. Nghĩa là cần phải có một hệ thống cung cấp thông tin từ cơ sở đến trung ương, các bộ phận này phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc cung cấp nguồn thông tin số liệu. Ngoài ra các cơ quan thống kê các cấp cũng cần phải phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành có liên quan với các đơn vị sản xuất khác để có số liệu thu thập số liệu sát với thực tế nhất.

KẾT LUẬN

Đất nước ta bước vào đổi mới cách đây 15 năm và đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Trong bước phát triển đó ngành xuất nhập khẩu hàng hoá là một hoạt động ngoại thương vô cùng quan trọng góp vào thành tựu đó. Nâng cao đời sống nhân dân đồng thời tạo công ăn việc làm, làm tăng nguồn ngoại tệ nhà nước tăng thu nhập, tạo điều kiện để phát triển các ngành sản xuất. Trong việc xuất nhập khẩu thì ngành thống kê đã dự đoán xuất nhập khẩu hàng hoá trong những năm tới góp phần tính toán các chỉ tiêu nhằm giải quyết đúng đắn và xây dựng kế hoạch cho công tác xuất nhập khẩu. Đưa nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng.

Dự báo khả năng xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và xuất nhập khẩu hàng hoá nói riêng luôn là một vấn đề hết sức cần thiết. Bởi tài liệu dự báo là một nhiệm vụ quan trọng và luôn là yêu cầu khách quan của công tác hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, hay cho chiến lược, sách lược kinh doanh mở rộng, chiếm lĩnh thị trường, nắm bắt cơ hội, gia tăng vị thế giảm rủi ro trong kinh tế vĩ mô trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Một số phương pháp dự đoán thống kê để nghiên cứu xuất nhập khẩu hàng hoá (Trang 29 - 33)