Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tổ chức hoạt động và quản lý HTX rau hữu cơ tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 35 - 45)

c) Tự nhiên ,khí hậu

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình thế giới

Khu vực HTX đã trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế Đức; hệ

thống ngân hàng HTX Đức vào năm 2003 đang chăm sóc trên 30 triệu khách hàng, có 15,3 triệu thành viên, thu hút tới 75% số thương nhân, 80% số nông dân và 60 % số tiểu chủ và có tổng tài sản tới 772 tỷ EU$; hệ thống HTX dịch vụ và hàng hoá nông thôn đạt doanh số 37 tỷ EU$, cung cấp dịch vụ đầu vào, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho phần lớn nông dân, người làm vườn và thợ thủ công; hệ thống HTX dịch vụ và hàng hoá tiểu thủ công nghiệp với 1.004 HTX và 7 HTX trung tâm đạt doanh số tới 76,3 tỷ EU$, phục vụ cho 0,2 triệu thành viên.

Hợp tác xã ở Malaixia

Các tổ chức HTX của Malaixia được thành lập từ những năm đầu của thế kỷ XX. Hiện nay, tổ chức HTX đang là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Tổ chức HTX Malaixia (ANGKASA) là tổ chức

cấp cao của các HTX. ANGKASA có nhiệm vụ hỗ trợ các HTX thành viên về phương thức điều hành và quản lý các hoạt động của HTX bằng cách tư vấn, giáo dục hoặc tổ chức những dịch vụ cần thiết. Hiện nay, ANGKASA có 4.049 HTX các loại với 4,33 triệu xã viên, trong đó, HTX tín dụng và ngân hàng có 442 HTX với 1,32 triệu xã viên; HTX nông nghiệp có 205 HTX với 0,19 triệu xã viên; HTX xây dựng nhà ở có 103 HTX với 0,07 triệu xã viên; HTX công nghiệp có 51 HTX với 0,01 triệu xã viên; HTX tiêu dùng có 2.359 HTX với 2 triệu xã viên; HTX dịch vụ có 362 HTX với 0,14 triệu xã viên v.v... Sự phát triển vững chắc của các khu vực kinh tế HTX đã thúc đẩy nền kinh tế Malaixia có bước phát triển mới.

Các nguyên tắc của HTX được ANGKASA nêu cụ thể như sau: Quản lý dân chủ; Thành viên tự nguyện; Thu nhập bình đẳng; Phân phối lợi nhuận kinh doanh theo mức độ sử dụng các dịch vụ của các xã viên và mức đóng góp cổ phần của xã viên; Hoàn trả vốn theo mức đầu tư; Xúc tiến công tác đào tạo phổ cập kiến thức quản lý và khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho các xã viên.

Năm 1922, Pháp lệnh đầu tiên về HTX của Nhà nước Malaixia ra đời. Sau đó, năm 1993, Luật HTX ra đời, tạo khuôn khổ pháp lý để các HTX hoạt động, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển và đào tạo cán bộ quản lý HTX, củng cố quyền của xã viên cũng như công tác đào tạo xã viên. Luật cũng quy định việc kiểm toán nội bộ và xây dựng báo cáo toàn diện của Ban chủ nhiệm HTX trong Đại hội xã viên thường kỳ hàng năm. Đặc biệt, Chính phủ Malaixia đã thành lập Cục Phát triển HTX với một số hoạt động chính như: Quản lý và giám sát các hoạt động của HTX; Giúp đỡ tài chính và cơ sở hạ tầng để HTX có thể tồn tại hoạt động; Xây dựng kế hoạch phát triển HTX, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý...

Nhật Bản cũng có hệ thống HTX rất mạnh. Riêng khoảng gần 1.000 HTX

vào năm 2001 đã thu hút trên 9 triệu thành viên, đạt doanh số dịch vụ cung ứng 3.995 tỷ USD, doanh số dịch vụ tiền gửi đạt 73.148 tỷ USD và doanh số tiêu thụ sản phẩm 4.711 tỷ USD; 371 HTX tiêu dùng thu hút khoảng 22,8 triệu thành viên, đạt doanh số dịch vụ cung ứng 2.998 tỷ USD; HTX đánh cá có 1.637 HTX với 441.000 thành viên, đạt doanh số cung ứng 214 tỷ USD, tổng giá trị tiền gửi tiết kiệm 1.600 tỷ USD và tổng giá trị tiêu thụ 1.222 tỷ USD; HTX lâm nghiệp có 1.073 HTX với gần 1,7 triệu thành viên, đạt doanh số dịch vụ cung ứng 16 tỷ USD và dịch vụ tiêu thụ 106 tỷ USD. Nhật bản còn là một trong những nước phát triển mạnh HTX trên lĩnh vực y tế. Từ chỉ 12 HTX y tế vào năm 1957 đến năm 2003 Nhật Bản có 116 HTX ở khắp 40 tỉnh, thành phố cả nước với khoảng 2,5 triệu thành viên (chiếm 5% dân số Nhật Bản) với trên 1.700 cơ sở chăm sóc sức khoẻ (trong đó có 78 bệnh viện, 295 phòng khám bệnh, 50 phòng khám răng, các cơ sở chăm sóc sức khoẻ tại nhà, trạm y tế, v.v.); số bệnh viện HTX chiếm 21 % tổng số bệnh viện toàn quốc và chăm sóc 18% tổng số bệnh nhân toàn quốc.

2.2.2 Tình hình ở Việt Nam

2.2.2.1 Kinh nghiệm phát triển HTX Nông Nghiệp của HTX Nông nghiệp Bình Dương , huyện Bình Sơn , tỉnh Quảng Ngãi

Xã Bình Dương nằm ở hạ lưu sông Trà Bồng, thường xuyên ngập lụt, sản xuất thuần nông, đời sống xã viên gặp nhiều khó khăn. HTX nông nghiệp Bình Dương đã mạnh dạn xây dựng phương án sản xuất-kinh doanh với nhiều loại hình dịch vụ nông nghiệp, tiến hành dồn điền, đổi thửa, cải tạo đồng ruộng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ sản xuất kinh doanh về nông nghiệp như dịch vụ thuỷ lợi, vật tư nông nghiệp, nay HTX đã mở rộng kinh doanh một số ngành như dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ nước sinh hoạt nông thôn, dịch vụ khai thác trồng rừng ven sông, sảnxuấtgiốngvà tiêu thụ sản phẩm.

Nhờ vậy, doanh thu của HTX không ngừng tăng trưởng qua từng năm. Cụ thể, năm 2009 HT X mới đạt doanh thu trên 4,2 tỷ đồng, đến năm 2011 doanh thu đạt 10,28 tỷ đồng (tăng gấp 2,4 lần). Thu nhập bình quân đầu người ở HTX đạt 18,36 triệu đồng/năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2009. HTX không ngừng đổi mới và nâng cao phương thức hoạt động kinh doanh, từ dịch vụ tưới tiêu HTX luôn cung cấp đầy đủ nguồn nước tưới đáp ứng đầy đủ cho yêu cầu sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong xã. Để phục vụ cho bà con xã viên có điều kiện sản xuất, hàng năm HTX đầu tư từ 1,2 đến 1,4 tỷ đồng mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về bán chịu cho nông dân. Đã có 95 % số hộ nông dân đến HTX mua vật tư về sản xuất; qua đó đã tiết kiệm được chi phí đầu vào cho nông dân và ngăn chặn việc đầu cơ tăng giá làm bất ổn thị trường, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình xã viên, hàng năm HTX trích khoảng 1 tỷ đồng cho các hộ xã viên vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện cho họ mua sắm trâu bò, máy móc phục vụ sản xuất. Từ dịch vụ sản xuất giống và tiêu thụ sản phẩm, HTX đã bố trí khoảng 10 ha đất loại tốt có điều kiện thuận lợi, ổn định lâu dài và ký hợp đồng cùng 83 hộ dân chuyên sản xuất lúa giống và bao tiêu sản phẩm. Hàng năm HTX thu mua từ 45-60 tấn lúa giống bán cho các công ty và cung ứng giống cho xã viên, doanh thu từ dịch vụ này đạt từ 250-270 triệu đồng/năm. Để tiêu thụ số thóc dư thừa trong xã viên, hàng năm HTX mua từ 200-250 tấn lúa nhằm tiêu thụ ra thị trường và bán lại cho xã viên có nhu cầu. Tổng doanh thu từ dịch vụ tiêu thụ nông sản đạt từ 600-700 triệu đồng/năm. Ngoài việc tạo điều kiện cho các xã viên sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, HTX còn quản lý, vận hành khai thác công trình nước sạch nông thôn do tổ chức UNICEF tài trợ xây dựng trên địa bàn xã. Hiện có 1.868 hộ được sử dụng nước sạch, chiếm 86% số hộ trong toàn xã. Doanh thu dịch vụ này là 220 triệu đồng/năm. HTX còn quản

lý, khai thác hiệu quả 35,7ha đất bồi ven sông để trồng cây phi lao chống xâm nhập mặn và xói lở. HTX quản lý tốt rừng nguyên sinh và có khai thác phục vụ các công trình trên địa bàn xã, thu nhập hàng năm từ 80-100 triệu đồng. Hàng năm, HTX và các hộ xã viên đầu tư khoảng 200 - 250 triệu đồng để đắp đập bổi ngăn sông Trà Bồng, củng cố hệ thống kênh mương để lấy nước phục vụ dân sinh và tưới cho đồng ruộng. Trong công tác khuyến nông, HTXNN Bình Dương thường xuyên kết hợp với ngành nông nghiệp huyện, tỉnh tổ chức tập huấn, trình diễn mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nhằm giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế gia đình. HTX còn chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí công tác dồn điền đổi thửa tại địa phương, hiện đã thực hiên được 113,8 ha (chiếm 30,7%) diện tích sản xuất lúa, công tác này đã tiết kiệm được chi chi phí sản xuất, tăng năng suất cây trồng, đem lại quyền lợi thực tế cho nông dân. Bằng nguồn vốn của HTX, hàng năm HTX đã cấp hỗ trợ cho các cụ già trên 70 tuổi với kinh phí 120.000 đồng/người/năm, HTX còn quan tâm đến đời sống các gia đình chính sách, xã viên cao tuổi, trẻ em ở địa phương. Mỗi năm HTX hỗ trợ 100 triệu đồng cho các hoạt động an sinh xã hội này.

2.2.2.2 Kinh nghiệm của xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Muốn phát triển HTX cần phải thực thi đồng bộ nhiều nội dung, nhiệm vụ sau:

Công tác quản lý và hỗ trợ từ phía nhà nước nhằm thúc đẩy HTX phát triển:

Tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng và hệ thống chính trị, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Thực hiện các giải pháp phát triển cụ thể cho HTX: các HTX hoạt động yếu kém kéo dài cần phải được giải thể hoặc sáp nhập sớm, tạo năng lực về tài chính, năng lực quản lý, điều hành trong sản xuất kinh doanh phát triển dịch vụ, ngành nghề nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn và hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển; chỉ đạo và hướng dẫn các HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, phù hợp với năng lực; tiếp cận nguồn vốn kích cầu của Chính phủ và các nguồn vốn khác để đầu tư vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HTX và nâng cao trình độ quản lý, điều hành của Ban quản trị HTX; xây dựng mô hình HTX thích hợp (đa dạng hóa ngành nghề). Đẩy mạnh công tác phát triển HTX kiểu mới.

Các đơn vị quản lý chủ động, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể. Các Sở, ngành liên quan rà sóat các chính sách của tỉnh về kinh tế tập thể để tham mưu cho Tỉnh bổ sung các chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho kinh tế HTX phát triển. Phát huy vai trò của Liên minh HTX tỉnh trong đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, tư vấn phát triển cho HTX; tăng cường các nguồn lực và điều kiện hoạt động cho cơ quan Lin minh HTX tỉnh.

Sự vươn lên từ HTX nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động: HTX chủ động nâng cao nhận thức về HTX kiểu mới và Luật HTX cho cán bộ cơ sở và xã viên thật thấu đáo. Tạo sự đồng thuận trong hoạt động của HTX, đảm bảo thực hiện các nguyên tắc HTX. Thực hiện tốt các nguyên tắc HTX kiểu mới mà Luật HTX năm 2003, nhằm tạo sự đồng thuận giữa xã viên với HTX, nghĩa vụ và quyền lợi xã viên với HTX ngày càng gắn kết với nhau, đồng tâm xây dựng HTX phát triển bền vững.

Các HTX cần xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, phù hợp với năng lực; tăng cường tiếp cận nguồn vốn kích cầu của Chính phủ và các nguồn vốn khác để đầu tư vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho mình và nâng cao trình độ quản lý, điều hành của ban quản trị HTX.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX thông qua các hoạt động cụ thể của HTX. HTX phải biết phát huy tinh thần tự chủ, năng động, khơi dậy các nguồn lực từ nội bộ, tăng cường liên kết với các đối tác, kinh doanh đa dạng để mở rộng hoạt động; biết lựa chọn những phương án kinh doanh phù hợp; nắm bắt được nhu cầu thị trường, phát triển sản xuất gắn với thị trường; chú trọng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, mạnh dạn đổi mới để phát triển, gắn thu nhập với năng suất và hiệu quả lao động, giải quyết hài hoà lợi ích giữa HTX và xã viên.  Tổng quan một số chính sách quan trọng của các nước nhằm hỗ trợ, thúc đẩy

phát triển các HTX . - Chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập HTX - Chính sách đất đai - Chính sách thuế - Quỹ hỗ trợ phát triển HTX - Chính sách tín dụng

- Chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại

- Chính sách hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công

- Hỗ trợ HTX đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cộng đồng thành viên và tham gia các chương trình kinh tế- xã hội

2.2.3 Bài học kinh nghiệm

Kinh nghiệm phát triển HTX ở các quốc gia là rất phong phú, đã có lịch sử phát triển lâu đời và được hình thành ở rất nhiều quốc gia trên thế giới với các điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau. Có các HTX chuyên ngành hoặc đa chức năng, sản xuất kinh doanh tổng hợp được tổ chức ở cấp cơ sở, cấp trên cơ sở (liên đoàn, TW…). Ở Việt Nam, do đặc điểm riêng có của mình, chúng ta còn có các HTX kiểu cũ (được hình thành và hoạt động trước khi có Luật HTX) và HTX kiểu mới được tổ chức và hoạt động tuân thủ các quy định của Luật HTX 2012, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Tham khảo các mô hình tổ chức – quản lý đa dạng của các HTX trên thế giới có ý nghĩa thiết thực gợi mở các mô hình phát triển HTX ở Việt Nam.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức quản lý và hoạt động của HTX ở một số nước trong khu vực đã nêu trên chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Một là, phát triển HTX là một thực tiễn khách quan gắn liền với quá trình phát triển kinh tế từ sản xuất nhỏ, phân tán lên sản xuất hàng hóa lớn, tập trung và đi đôi với chế biến, tiêu thụ thành một chu trình khép kín.

Hai là, phát triển kinh tế hộ: tất cả các nước đều coi trọng việc phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã làm những khâu dịch vụ như nước, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, vốn,…để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển.

Ba là, các hình thức kinh tế hợp tác và hợp tác xã ở các nước trên thế giới đều có sự tương đồng về mục tiêu hoạt động biểu hiện ở chỗ các hình thức HTX đều hướng tới việc trực tiếp nâng cao năng lực nội tại của chủ kinh tế hộ nông dân, kinh tế nông trại của những người lao động đẩnhanh quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ, bảo vệ lợi ích kinh tế cho xã viên.

Bốn là, trong quá trình phát triển các HTX phải cải tiến và nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý, tăng cường công tác đào tạo cán bộ, các dịch vụ tư vấn kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao trình độ marketing giúp HTX sử dụng hợp lý các nguồn tài trợ của Chính phủ và các tổ chức khác.

Năm là, hình thức tổ chức và quan hệ nội bộ HTX rất đa dạng, Chính phủ các nước đều coi trọng việc phát triển các hình thức HTX đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Ở các nước có nền kinh tế phát triển cao thì tính đa dạng của các loại hình HTX càng phong phú hơn, tính chất chuyên môn của các HTX sâu hơn. Sáu là phát triển HTX trong nông nghiệp, nông thôn nhất thiết phải có vai trò của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước thể hiện qua sự hỗ trợ về mọi mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tổ chức hoạt động và quản lý HTX rau hữu cơ tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w