PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tổ chức hoạt động và quản lý HTX rau hữu cơ tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 45 - 58)

c) Tự nhiên ,khí hậu

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Xã Thanh Xuân nằm ở phía tây huyện Sóc Sơn gần với Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía bắc, cách trung tâm huyện Sóc Sơn 9 km. Phía tây giáp với xã Tân Dân; phía bắc giáp với xã Hiền Ninh; phía đông giáp với xã Phú Cường, Quảng Tiến;phía nam giáp với Thị trấn Quang Minh huyện Mê Linh, xã Kim Hoa huyện Mê Linh.

Thanh Xuân với lợi thế kinh tế là một xã ven sông với địa thế cao, đất canh tác màu mỡ rất thuận lợi cho sản xuất; có đường giao thông thủy bộ rất thuận lợi giúp cho việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Địa hình

Thanh Xuân thuộc vùng đồng bằng của huyện Sóc Sơn, nằm dọc sông Cà Lồ, địa hình tương đối bằng phẳng.

b) Đất đai

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai có những đặc tính đặc trưng không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào. Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, có vị trí cố định về không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người. Chính những đặc điểm này là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự khác biệt về giá trị của các mảnh đất nằm ở các vị trí khác nhau. Do đó việc sử dụng đất cần phải có kế hoạch để đảm bảo sự cân bằng về sinh thái và thu được giá trị kinh tế cao.

Với tầm quan trọng đó, những năm qua chính quyền xã Lưỡng Vượng đã có nhiều biện pháp nhằm điều chỉnh hoạt động khai thác, sử dụng đất đai theo hướng hợp lý, bền vững quỹ đất hiện có, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. Tình hình sử dụng đất đai của xã Lưỡng Vượng giai đoạn 2012 – 1014 được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Thanh Xuân huyện Sóc Sơn Thành phố Hà Nội. Năm 2012 (ha) Cơ cấu (%) Năm 2013 (ha) Cơ cấu (%) Năm 2014 (ha) Cơ cấu (%) Tổng số 732,34 100 732,34 100 732,34 100 Đất nông nghiệp 442,40 60,41 442,40 60,41 442,40 60,41 Đất lúa nước 379,15 51,77 376,5 51,41 379,27 51,79 Đất chăn nuôi 63,25 8,64 65,9 9,00 63,13 8,62

Đất phi nông nghiệp 289,04 39,47 289,04 39,47 289,04 39,47

Đất ở 62,39 8,52 62,39 8,52 62,39 8,52

Đất chuyên dùng 206,18 28,15 206,18 28,15 206,18 28,15

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,37 0,05 0,37 0,05 0,37 0,05

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,60 0,76 5,60 0,76 5,60 0,76 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 14,50 0,76 5,60 0,76 14,50 1,99 Đất chưa sử dụng 0,9 0,12 0,9 0,12 0,90 0,12

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ thống kê xã Thanh Xuân năm 2014)

Đất đai của xã Thanh Xuân khá phì nhiêu và địa hình bằng phẳng với 4 loại đất chính nhưng chủ yếu là đất phù sa. Đất nông nghiệp chiếm diện tích 60,41%, đất chuyên dùng là 28,15%. Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp và

đất canh tác của xã Thanh Xuân khá lớn và đầy tiềm năng. Vì vậy cần áp dụng mọi công nghệ tiến bộ kỹ thuật vào để tận dụng tối đa quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao.

c) Khí hậu

Thanh Xuân thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa một năm chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9 mưa nhiều, lượng mưa trong mùa chiếm 90% lượng mưa cả năm; mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có gió mùa dông bắc, tháng 1 tháng 2 có mưa phùn lượng mưa

khoảng 10% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình cả năm là 230C, lượng mưa cẳ năm từ 1700 đến 1900 nm, độ ẩm trung bình 84%, tốc độ gió thổi lớn nhất là 36m/s và trung bình là 2m/s.

Như vậy, Thanh Xuân có khí hậu đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè; lạnh, khô, hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về sản phẩm. Tuy nhiên xã cũng như huyện cần có các biện pháp để phòng chống lụt bão, hạn hán làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển cuả cây trồng.

3.1.2 Tình hình dân số và lao động

Con người luôn là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Đồng thời nó là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất đặc biệt đối với ngành nông nghiệp. Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Thanh Xuân được thể hiện qua bảng số 3.2.

Thanh Xuân là một xã với dân số khá đông với 8 thôn, dân số năm 2014 có: 2919 hộ, 12900 khẩu. Tổng toàn xã có: 8.358 lao động, trong đó: Lao động nôn nghiệgp có 5.246 người chiếm 62,77 % tổng số lao động của toàn xã. Với lực lượng lao động đông đảo rất thuận lợi phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Qua bảng 3.2 có thể thấy được tình hình dân số, lao động của xã Thanh Xuân 2012 – 2014. Về nhân khẩu, trên địa bàn toàn xã đã có xu hướng tăng lên, cụ thể: năm 2012 toàn xã có 12.147 khẩu đến năm 2013 là 12.229 khẩu tăng 1,01 % và tăng lên 12.900 khẩu vào năm 2014 tăng 1,05 %. Nhân khẩu tăng lên kéo theo số lao động trên địa bàn xã cũng tăng lên trong các năm tương ứng như sau: năm 2012 toàn xã có 7.688 lao động đến năm 2013 có 7.720 lao động và năm 2014 là 8.358 lao động. Giai đoạn 2012 – 2014, sự tăng lên về số lượng nhân khẩu trên địa bàn xã cũng đồng thời với sự tăng lên về lao động do đó mà một số chỉ tiêu bình quân cũng thay đổi theo. Năm 20102 BQLĐ/hộ là 2,82 lao động đến năm 2014 là 2,86 lao động/hộ.

Như vậy có thể thấy nguồn lao động trên địa bàn xã Thanh Xuân tương đối dồi dào, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã.

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động

Chỉ tiêu ĐVT SL 2012CC SL2013CC SL 2014CC 13/12So sánh14/13 BQ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số nhân khẩu Người 12147 100 12229 100 12900 100 1,01 1,05 1,03

Tổng số hộ Hộ 2725 100 2818 100 2919 100 1,10 1,04 1,07

1.1 Hộ nông nghiệp Hộ 1947 70,09 1987 69,34 1932 66,19 1,02 0,97 0,955

1.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 751 29,91 831 30,66 987 33,81 1,11 1,19 1,15

Tổng số lao động Người 7688 100 7720 100 8358 100 1,00 1,08 1,04

3.1 Lao động nông nghiệp Người 5642 74,63 5675 74,12 5246 62,77 1,01 0,92 0,965

3.2 Lao động phi nông nghiệp

Người 2046 25,37 2063 25,88 3112 37,23 1,01 1,51 1,26

4 Một số chỉ tiêu

4.1 Bình quân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,46 4,34 4,42

4.2 Bình quân lao động/hộ Người 2,82 2,74 2,86

4.3 Bình quân khẩu/lao động

1,58 1,58 1,54

3.1.3 Tình hình cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất

Ngoài những yếu tố như đất đai, dân số, lao động có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế ở mỗi vùng, mỗi địa phương thì còn một yếu tố không thể thiếu được nữa là cơ sở vật chất kỹ thuật. Khi cơ sở vật chất kỹ thuật của vùng, địa phương đó phát triển sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Ngược lại khi cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế của vùng, địa phương đó.

Trong những năm qua, xã Thanh Xuân không ngừng nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Tình hình trang bị hạ tầng cơ sở xã Lưỡng Vượng được thể hiện qua bảng số 3.3.

- Giao thông: Trên địa bàn xã có 6,8 km đường trục xã, liên xã ( tuyến Gò Sỏi Trung Na – thôn Trung, Thnah Nhàn, Kim Anh và Thạch Lỗi). Hiện trạng trước khi triển khai thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới có 4,4 km đã được cứng hóa, còn 2,4 km chưa cứng hóa; cần nâng cấp, cải tạo một số tuyến đã bê tông hóa do xuống cấp và mở rộng từ 10m đến 13m. Kết quả đầu tư từ 2011 đến 2014 đã hoàn thành bê tông hóa 2,4 km đường trục xã, liên xã nâng tổng số km được cứng hóa đạt chuẩn là 6,8/6,8 km ( đạt 100%).

- Thủy lợi: Toàn xã có 7 trạm bơm đảm bảo cho sản xuất. Nhìn chung hệ thống thủy lợi cơ bản đã đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế, chủ động tưới tiêu 100 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Tổng số kênh cấp 3 do xã quản lý là 26,4 km, hiện tại đã cứng hóa được 26,4/26,4 km đạt 100%

- Hệ thống điện: toàn xã có 13 trạm biến áp, trong đó 1 trạm biến áp của tư nhân. Hệ thống điện được cải tạo nâng cấp năm 2002 cơ bản đã đáp ứng yêu cầu về điện cho sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh. Hệ thống điện được đánh giá đạt 100% yêu cầu của ngành điện.

toàn xã cũng tương đối tốt, xã có đầy đủ hệ thống trường học, trạm y tế xã, bưu điện, nhà văn hóa thôn… Tất cả đều được xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân trong xã.

Với vai trò là nền tảng của sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Thanh Xuân đã đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên xã cũng cần tiếp tục làm mới, nâng cấp tu sửa hệ thống đường giao thông và một số cơ sở vật chất kỹ thuật khác để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người dân nơi đây.

Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng xã Thanh Xuân năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 2013 2014

I.Đường giao thông

1.Đường trụ xã, liên xã km 6,8 6,8 6,8

2.Đường trục thôn Km 15,84 15,84 15,84

3.Trục ngõ Km 12,5 13,6 13,6

4.Đường trục chính nội đồng Km 22 22 22

II.Hệ thống thủy lợi Km

1.Trạm bơm Cái 7 7 7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.Rãnh thoát nước km 2,5 2,5 2,5

3.Kênh Km 26,4 26,4 26,4

III.Mạng lưới điện

Trạm biến áp Cái 13 13 13

IV.Công trình xây dựng

1.Trường mầm non Cái 1 1 1

2.Trường cấp 1 Cái 2 2 2

3.Trường cấp 2 Cái 1 1 1

4.Trạm y tế Cái 1 1 1

5.Bưu điện xã Cái 1 1 1

6.UBND xã Cái 1 1 1

7.Nhà văn hóa thôn Cái 10 10 10

8.Chợ cái 1 1 1

(Nguồn: Ban thống kê xã Thanh Xuân)

3.1.4 Đặc điểm văn hóa, xã hội - Giáo dục, đào tạo

Xã đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THCS. Năm học 2013-2014, trường THCS Thanh Xuân có 622 học sinh trong đó có 154/154 học sinh lớp 9 tốt nghiệp đạt 100%. Hiện tại các trường học đều thực hiện tốt và có hiệu quả các phong trào thi đua trong ngành giáo dục như ‘ Dạy tốt, học tốt’, ‘ Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực’. Số học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học( phổ thong, bổ túc, dạy nghề): 146/154 học sinh đạt 95%.

Công tác đào tạo nghề kết hợp lồng ghép với chương trình, mục tiêu Quốc gia về đào tạo nghề cho nông dân đang được chú trọng và phát triển. Trong 4 năm qua trên địa bàn xã đã tổ chức mở 20 lớp đào tạo nghề với tổng số 1500 học viên, ngoài ra tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, cây lúa, cây ăn quả, cây rau được 23 buổi với 1490 lượt người nâng tổng số lao động qua đào tạo 3510/8358 lao động đạt tỷ lệ 42%.

Giai đoạn 2011-2014 đã đầu tư xây dựng: Trường mầm non Thanh Xuân khu vực Thạch Lỗi; Nhà hiệu bộ, nhà thể chất trường tiểu học Thanh Xuân A; Nhà hiệu bộ, nhà thể chất trường trung học cơ sở Thanh Xuân A. Sau khi được công nhận đạt chuẩn Quốc gia các nhà trường đã quản lý và sử dụng có hiệu quả các cơ sở, vật chất, trang thiết bị dạy học đã được đầu tư để từng bước nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

Xã Thanh Xuân hiện có 4 trường học đạt chuẩn Quốc gia:

Trường mầm non Thanh Xuân đạt chuẩn theo Quyết định số 8007 ngày 31/12/2013 về việc công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia.

Trường Tiểu học Thanh Xuân A đạt chuẩn theo Quyết định số 6217 ngày 28/12/2013 về việc công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia.

Trường Tiểu học Thanh Xuân B đạt chuẩn theo Quyết định số 6170 ngày 28/12/2013 về việc công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia.

Trường THPT Thanh Xuân đạt chuẩn theo Quyết định số 6170 ngày 28/12/2013 về việc công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Khoa học, công nghệ và môi trường

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, phục vụ thiết bị cho phát triển kinh tế-xã hội tren địa bàn xã. Ứng dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất

kinh doanh và đời sống ngày càng nhiều. Công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng rỗng rãi trong các cơ quan đóng trên địa bàn.

Hệ thống phát thanh, truyền thanh được củng cổ. Công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện tốt. Hệ thống loa truyền thanh trên từng thôn xã liên tục được phát trong ngày.

Điều này đã đưa ý thức của người dân đi lên nhất là đối với công tác vệ sinh môi trường. Người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường như việc vất rác đúng nơi quy định và thực hiện tương đối tốt các yêu cầu, chỉ thị của chính quyền địa phương. Đây là cơ sở để cho địa phương có những chương trình, chính sách mới để cải tạo môi trường theo hướng bền vững, lâu dài.

3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh

Qua 3 năm, cùng với xu hướng chung của cả nước, nền kinh tế xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội cũng không thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và có bước phát triển chậm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu thống kê cho thấy, giá trị sản xuất của xã Thanh Xuân tăng chậm qua 3 năm, đồng thời cơ cấu các ngành cũng có những biến động nhất định. Trung bình mỗi năm giá trị sản xuất của toàn xã tăng 1,145%, cụ thể năm 2013 tăng 1,16% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 1,13% so với năm 2013.

(Nguồn: Ban thống kê xã)

Biểu đồ 3.1: Tổng giá trị sản xuất của xã Thanh Xuân năm 2012 - 2014

Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ lớn nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp lại thấp hơn so với ngành thương mại – dịch vụ, công nghiệp & xây dựng. Cụ thể là ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, bình quân tăng 1,415%/năm, tiếp sau đó là ngành thuiwng mại- dịch vụ tăng bình quân mỗi năm là 1,355%/năm và ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân là 1,045%/năm. Tốc độ tăng

trưởng kinh tế chậm là do cuộc khủng hoảng kinh tế đã kéo nền kinh tế Việt Nam nói chung và xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn nói riêng đi xuống.

(Nguồn: Ban thống kê xã)

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu các ngành kinh tế xã Thanh Xuân năm 2012-2014

. Năm 2014 giá trị sản xuất ngành nồng nghiệp đạt 102,98 tỷ đồng tương ứng với 29,25% tổng giá trị sản xuất của toàn xã. Bên cạnh đó ngành công nghiệp – xây dựng đạt 92,3 tỷ đồng tương ứng với 26,22 % tổng giá trị sản xuất của toàn xã. Ngành thương mại dịch vụ chiếm gần 1/2 tổng giá trị sản xuất của toàn xã đạt 156,8 tỷ đồng.

Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế xã Thanh Xuân năm 2012-2014 phát triển chậm nhưng vẫn đảm bảo được đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Để phát triển kinh tế, xã hội hơn nữa cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với người dân , đồng thời nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội khác như: HTX, quỹ tín dụng, hội nông dân tập thể...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tổ chức hoạt động và quản lý HTX rau hữu cơ tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 45 - 58)