Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tổ chức hoạt động và quản lý HTX rau hữu cơ tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 58 - 62)

c) Tự nhiên ,khí hậu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra

3.2.1.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Điểm nghiên cứu được chọn của đề tài là xã Thanh Xuân ,huyện Sóc Sơn,thành phố Hà Nội . Cụ thể đó là HTX rau hữu cơ Thanh Xuân. Tìm hiểu về những khó khăn bất cập trong việc tổ chức hoạt động quản lý của HTX

3.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu điều tra

Chọn 67 mẫu điều tra tại xã, trong đó : phỏng vấn 3 cán bộ lãnh đạo xã ,huyện ; phỏng vấn 4 cán bộ HTX rau hữu cơ Thanh Xuân; phỏng vấn 15 hộ không phải thành viên HTX rau hữu cơ Thanh Xuân; phỏng vấn 45 hộ là thành viên HTX rau hữu cơ Thanh Xuân.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu chính thống đã được công bố, các tài liệu này thu thập qua các nguồn như: kế thừa các công trình đã nghiên cứu trước đó của các cá nhân, tổ chức trong nước; thông tin từ các loại sách báo, tạp chí, giáo trình, bài giảng các môn học liên quan; các báo cáo tổng kết của xã, huyện qua các năm, các thông tin cập nhật qua các năm; các thông tin cập nhật trên internet...

thập 1 Số liệu cơ sở lý luận,

thực tiến ở trong nước và trên thế giới Sách, báo, tạp chí, nguồn từ internet, các báo cáo thống kê Đọc, chọn lọc, tìm kiếm

2 Số liệu địa bàn nghiên cứu: dân số,lực lượng lao động, tình hình phát triển kinh tế xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng tại xã, các hoạt động của HTX, bộ máy quản lý của HTX,…

Phòng thống kê xã Xử lý tổng hợp, phân tích sô liệu

3 Các nghiên cứu có liên quan

Các báo cáo, nghiên cứu khoa học đã công bố.

Phân tích thông tin 3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp bao gồm các thông tin về thực trạng hoạt động của các hợp tác xã và mô hình tổ chức - hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn huyện.

Để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài, tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn, điều tra trực tiếp, đối tượng khảo sát là thành viên của hợp tác xã bao gồm bộ phận quản lý và điều hành hợp tác xã và các thành viên để thu thập ý kiến về mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, và mô hình tổ chức hoạt động của hợp tác xã trong thời gian gần đây (thông qua phiếu điều tra hoặc bảng hỏi).

Phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin chung, thông tin quan trọng mang tính chung nhất của vấn thực trạng vấn đề, những thuận lợi, khó khăn cũng như là những gợi ý chung nhất về những định hướng và giải pháp chủ yếu về vấn đề nghiên cứu.

Trong việc nghiên cứu vấn đề tại xã, tôi dự tính thu thập các thông tin chung liên quan đến những vấn đề về tập quán sản xuất, thực trạng chung, các chính sách có liên quan của địa phương, những thuận lợi, khó khăn và một số gợi ý về định

hướng giải pháp nhằm phát triển HTX... được thu thập qua người nắm giữ thông tin chung chủ chốt như những cán bộ chuyên trách, những người tham gia HTX lâu năm .

Đồng thời sử dụng thêm công cụ PRA , cũng như phiếu điều tra để thu thập thông tin sơ cấp từ một số người dân ở địa phương .Người dân được chọn phỏng vấn điều tra ở đây gồm những người là thành viên của HTX rau hữu cơ Thanh Xuân , và cả những người không phải là thành viên của HTX. Sau khi đã chọn được người dân để phỏng vấn điều tra,họ sẽ được hỏi dựa trên những câu hỏi trong phiếu điều tra,bảng hỏi (đã được chuẩn bị sẵn )để thu thập thông tin .

* Phỏng vấn sâu 5-10 người trong ban quản lý xã.

3.2.3.Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin, dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được kiểm tra lại theo 3 yêu cầu : đầy đủ, chính xác và logic.Sử dụng phần mềm excel , và một số công cụ xử lý số liệu khác.

Tiến hành Tiến hành chọn lọc và phân loại thông tin:

+Thông tin thứ cấp: Chọn lọc thông tin từ các nguồn sách báo, các nghiên cứu được sao chép, trích dẫn rõ ràng nguồn các thông tin có liên quan đến luận văn.

+Thông tin sơ cấp: Số liệu được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel trong Microsoft –Office.

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

Phân tổ thống kê: Thông tin được phân tổ, sắp xếp theo các tiêu chí khác nhau theo các cách tiếp cận và mục đích phân tích.

+Thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

Để phân tích các thông tin có được tôi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc phân tích đánh giá của xã viên về tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX ; mức độ sử dụng và hiệu quả mà các dịch vụ của HTX đem lại theo các HTX, các đối tượng xã viên khác nhau để khái quát một các sâu sắc nhất thực trạng tổ chức và hoạt động của HTX ở Thanh Xuân.

Số bình quân được sử dụng trong việc tính số bình quân về đất NN/hộ NN,đất canh tác/hộ NN , đất công tác /lao động NN, lao động/hộ , nhân khẩu /hộ, …

+ Phương pháp so sánh : Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau:

So sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác tương đương giúp ta biết được mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị này với đơn vị kia.

So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước giúp ta thấy được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.

Để thấy rõ mức độ hiệu quả trong tổ chức, quản lý và hoạt động của các HTX tại xã Thanh Xuân, chúng tôi tiến hành so sánh quy mô sản xuất, giá trị sản xuất, cơ cấu thu nhập của hộ, cá nhân ... giữa các xã viên trong các HTX với nhau, giữa những người tham gia HTX với những người không tham gia HTX. Rút ra những nguyên nhân, tồn tại , hạn chế, khó khăn trong công tác tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX nói chung để có được những định hướng và giải phâp phù hợp nhằm nâng cao, phát triển hoạt động của các HTX trên địa bàn xã nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân.

3.2.5.Hệ thống các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tổ chức hoạt động và quản lý HTX rau hữu cơ tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w