Tình hình tổ chức hoạt động và quản lý của HTX rau hữu cơThanh Xuân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tổ chức hoạt động và quản lý HTX rau hữu cơ tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 64 - 67)

- Bộ máy tổ chức của HTX gồm những thành viên và chức vụ nào

4.2Tình hình tổ chức hoạt động và quản lý của HTX rau hữu cơThanh Xuân

mở rộng quy mô sản xuất rau hữu cơ do sản xuất rau hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân hơn những thế khi trồng rau hữu cơ tạo ra một môi trường an toàn, người tham gia sản xuất cũng không lo mắc các bệnh do sử dụng hóa chất để sản xuất rau. Chính vì hoạt dộng theo một khuôn khổ nhất định và thường xuyên kiểm tra chặt chẽ nên các nhóm rau trong HTX rau hữu cơ Thanh Xuân hoạt động rất hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn số ít hoạt động vẫn còn chưa đạt kết quả cao là do thiếu cơ sở vật chất để sơ chế, đảm bảo chất lượng rau, củ quả như lúc mới thu hoạch nên chất lượng rau, củ quả không đảm bảo. HTX rau hữu cơ Thanh Xuân cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương cũng như được sự quan tâm của các cấp, các ngành các nhóm HTX rau hữu cơ đã nắm bắt và có kỹ thuật tốt hơn hứa hẹn sẽ đem lại những nguồn rau, củ quả đảm bảo chất lượng tới tay người tiêu dùng.

4.2 Tình hình tổ chức hoạt động và quản lý của HTX rau hữu cơ ThanhXuân Xuân

4.2.1 Tổ chức hoạt động của HTX rau hữu cơ Thanh Xuân

4.2.1.1 Tình hình vốn, tài sản của HTX rau hữu cơ Thanh Xuân

Tổng giá trị tài sản của Liên minh HTX rau hữu cơ năm 2014 là 1,8 tỷ đồng trong đó có 500 triệu đi vay của quỹ tín dụng nhân dân bằng cách thế chấp tài sản cắm bìa đỏ của xã viên. Cùng với sự phát triển nghề rau hữu cơ thì tổng giá trị tài sản cũng tăng lên như tăng về số lượng đất sản xuât rau hữu cơ, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất rau hữu cơ nhất là những tiến bộ kỹ thuật mới. Mức góp vốn tối thiểu của thành viên HTX do điều lệ HTX quy định là 500 nghìn đồng/ 1 hộ sản xuất, mức vốn góp cao nhất là 35% vốn điều lệ.

Bảng 4.2 Tình hình vốn tài sản của HTX rau hữu cơ Thanh Xuân năm 2012-2014

(tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) 13/12 14/13 BQ I.Tổng giá trị tài sản 700 1200 1800 1,71 1,5 1,605 II.Tổng nguồn vốn 200 200 200 1 1 1 1.Vốn chủ sở hữu 200 200 200 1 1 1 2.Vốn đi vay 0 0 0 0 0 0 III.Tổng các quỹ 38 52 76 1,37 1,46 1,415 1.Quỹ phát triển SX 8 12 12 1,5 1 1,25 2.Quỹ dự phòng 10 10 15 1 1,5 1,25 3.Quỹ khác 20 30 50 1,5 1,67 1,585

( Nguồn: số liệu điều tra 2015)

Qua bảng 4.2 ta thấy tổng giá trị tài sản qua 3 năm tăng là do HTX rau hữu cơ mở rộng sản xuất rau hữu cơ nên số diện tích trồng tăng và cơ ở hạ tầng tăng. Tuy nhiên về cơ sở vật chất ở đây vẫn chưa đáp ứng đầy đủ với yêu cầu của phát triển sản xuất rau mỗi 1 nhóm chỉ có 1 nhà cấp 4 để chứa đồ và làm công tác sơ chế sản phẩm trước khi đưa ra thị trường chứ chưa có quy hoạch cụ thể.

Bảng 4.3 Tình hình nhà xưởng/ trụ sở

Đơn vị: m2 TT Loại nhà Tổng DT xây dựng HTX sở hữu Đi thuê Mượn

1 Nhà kiên cố 0 0 0 0

2 Nhà cấp 4 1000 1000 0 0

3 Nhà tạm 0 0 0 0

(số liệu điều tra năm 2015) Từ bảng 4.3 và qua điều tra cán bộ HTX thì cơ sở vật chất mới chỉ đáp ứng được 1 phần nhu cầu phát triển đổi với nghề trồng rau hữu cơ, chưa có trụ sở làm việc riêng cũng như cơ sở sơ chế sản phẩm, đóng gói sản phẩm. Mỗi nhóm có 1

nhà cấp 4 khoảng 250-400 m2 đây vừa là nơi chứa dụng cụ làm việc của xã viên vừa là nơi đóng gói, sơ chế sản phẩm trước khi đem bán cho các công ty thu mua, hơn thế nữa tỷ lệ máy, thiết bị mới, hiện đại chỉ chiếm khoảng 30-40%.

4.2.1.2 Hoạt động kinh doanh dịch vụ kinh doanh của HTX rau hữu cơ Thanh Xuân

HTX rau hữu cơ Thanh Xuân chỉ cung ứng dịch vụ tiêu thụ sản phẩm bên cạnh đó thỉnh thoảng xã viên sẽ được hỗ trợ đầu vào như: thuốc thảo mộc, nilong che phủ cho sản xuất su hào trái vụ,…. Đây là dịch vụ quan trọng giúp các hộ xã viên tiêu thụ nông sản hàng hóa. HTX rau hữu cơ Thanh Xuân là khâu trung gian nối giữa hộ xã viên của mình với đối tác (chủ yếu các doanh nghiệp). Thanh Xuân là xã được coi là nơi có diện tích trồng rau hữu cơ khá lớn và chất lượng rau hữu cơ đạt tiêu chuẩn..

4.2.1.3 Thực trạng kết quả và hiệu quả hoạt động dịch vụ của HTX rau hữu cơ Thanh Xuân

Tình hình hoạt động dịch vụ của HTX rau hữu cơ Thanh Xuân

HTX rau hữu cơ Thanh Xuân chỉ cung cấp dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho các xã viên. Cán bộ HTX thường xuyên đi kiểm tra, giám sát các hoạt động của xã viên và có những hướng dẫn cụ thể đối với những thắc mắc của xã viên cũng như có biện pháp xử lý kịp thời khi xã viên sản xuất rau hữu cơ sai quy trình. Đây là mô hình được quan tâm hàng đầu ở xã Thanh Xuân cũng như đối với khu vực Hà Nội chính vì vậy mà xã viên tham gia HTX được Nhà Nước cũng như các tổ chức quan tâm như thường xuyên mở các lớp tập huấn về trồng rau hữ cơ, an toàn trong sản xuất,...cũng như được các cấp, các ngành hỗ trợ về thuốc thảo mộc, ni lông cho phủ cho sản xuất Su hào trái vụ, hạt giống,...

Kết quả hoạt động dịch vụ của HTX rau hữu cơ Thanh Xuân

Bảng 4.4: Kết quả kinh doanh theo loại dịch vụ của HTX rau hữu cơ Thanh Xuân năm 2012-2014

vụ DT CP LN DT CP LN DT CP LN DT CP LN Tiêu thụ

sản phẩm

270 100 170 345 120 225 540 150 390 385 123,33 261,67 ( Nguồn: số liệu thống kê của HTX rau hữu cơ Thanh Xuân năm 2015)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tổ chức hoạt động và quản lý HTX rau hữu cơ tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 64 - 67)