chitosan tới tính chất cơ lý của vải sau xử lý
Trong quá trình xử lý kháng khuẩn cho vải bông bằng chitosan, vải bị nén ép, kéo căng, gia nhiệt, tác động hóa học đồng thời, như vậy ngoài hiệu quả mong muốn là tạo khả năng kháng khuẩn cho vải, các yếu tố về cả cơ lý và hóa học này có thể làm thay đổi các tính chất cơ lý và tính tiện nghi của vải nếu vải được sử dụng làm quần áo, nghiên cứu kiểm tra so sánh các tính chất cơ lý của vải trước và sau xử lý sẽ làm rõ được ảnh hưởng của các điều kiện xử lý tới chúng.
- Độ mềm rủ của vải
Để xác định độ mềm rủ của vải trước và sau xử lý kháng khuẩn đánh giá theo tiêu chuẩn NF G07-109 (tiêu chuẩn của pháp) [14] được thực hiện trên thiết bị hình 2.31 tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may Da giày, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Hình 2.31: Thiết bị đo độ rủ của vải
- Độ nhàu của vải
Xác định góc hồi nhàu của vải và đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 2313-1972 [16] trên thiết bị Guido Hand - hình 2.32 tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may Da giày, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Hình 2.32: Dụng cụ xác định góc hồi nhàu
- Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải
Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải trước và sau xử lý kháng khuẩn bằng 02 loại chitosan (2,6 và 187kDa) với hai chất liên kết ngang CA và Arkofix NET theo tiêu chuẩn TCVN 1754: 1986 [13]. Thí nghiệm được thực hiện trên thiết bị TestometricM 350-5kN do Anh sản xuất (hình 2.33) tại Trung tâm thí nghiệm-Viện dệt may số 478 Minh Khai Hà Nội.
75
Hình 2.33: Thiết bị TestometricM350-5kN của Anh
- Độ trắng của vải
Đánh giá theo tiêu chuẩn phương pháp thử ISO 105 J02 : 97 trên máy đo màu quang phổ phản xạ Gretag Macbeth Color Eye - 2180UV (hình 2.28) tại Trung tâm thí nghiệm - Viện dệt may số 478 Minh Khai Hà Nội.
- Độ thoáng khí của vải
Đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 5092: 2009 [15] trên thiết bị M021A - Air permeability Tester (Thụy sĩ - hình 2.34) tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may Da giày, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Hình 2.34: Thiết bị đo độ thoáng khí
- Hàm ẩm của vải
Nghiên cứu xác định hàm ẩm của vải bằng tủ sấy có cân gắn liền hình 2.35 theo tiêu chuẩn ASTM D 2495 - 87 (1993) [42], tại Trung tâm thí nghiệm dệt may - Viện dệt may số 478 Minh Khai Hà Nội.
76
- Tính truyền nhiệt và truyền ẩm của vải được đánh giá thông qua giá trị nhiệt trở của vải Rct và ẩm trở của vải Ret
Các mẫu vải bông trước và sau xử lý kháng khuẩn bằng 02 loại chitosan (2,6 và 187kDa) với hai chất liên kết ngang CA và Arkofix NET được đo nhiệt trở Rct và nhiệt ẩm Ret theo tiêu chuẩn ISO 11092: 2014 trên máy Sweating Guarded Hotplate Thermal Controller (USA), tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may Da giày của trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong điều kiện tiều chuẩn:
+ Nhiệt trở đo ở điều kiện tiêu chuẩn:
Nhiệt đô: 20oC ± 0,1, độ ẩm: 25% ±3 + Ẩm trở của vải bông đo ở điều kiện tiêu chuẩn:
Nhiệt độ: 35oC ± 0.1, độ ẩm 40% ± 3. - Đặc tính bề mặt của vải
Đánh giá đặc tính bề mặt của vải sử dụng phương pháp Kawabata
Độ nhám bề mặt của vải được đánh giá theo phương pháp Kawabata trên thiết bị Kawabata - hình 2.36 tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may Da giày, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Hình 2.36: Hệ thống thiết bị Kawabata
Đánh giá đặc tính bề mặt vải bằng ảnh chụp:
Bốn mẫu vải sau xử lý kháng khuẩn bằng 02 loại chitosan (2,6 và 187kDa) với hai chất liên kết ngang CA và Arkofix NET và mẫu vải trước xử lý được chụp ảnh sử dụng thiết bị FE-SEM với độ phóng đại 1500 lần, bề mặt vải được đánh giá bằng phương pháp quan sát so sánh hình ảnh.