Nghiên cứu ảnh hưởng của chất liên kếtngang và khối lượng phân tử

Một phần của tài liệu luận án kỹ thuật dệt may nghiên cứu sử dụng chitosan việt nam như chất kháng khuẩn cho vải bông (Trang 66 - 67)

khả năng kháng khuẩn, độ bền kháng khuẩn và tính chất cơ lý của vải bông xử lý bằng chitosan

Nghiên cứu này đã xử lý kháng khuẩn cho vải bông bằng 02 loại chitosan CTS02 (MW=187kDa) và CTS02-PD6 (MW=2,6kDa) và 02 loại chất liên kết ngang (CA và Arkofix NET), 04 loại vải sau xử lý được giặt 20 lần.

- Kiểm tra khả năng diệt khuẩn của vải sau xử lý để đánh giá ảnh hưởng của chất liên kết ngang và MW tới khả năng kháng khuẩn của vải sau xử lý.

- Kiểm tra khả năng diệt khuẩn của 04 loại vải trên trong cùng 1 thí nghiệm sau 5, hoặc 10, hoặc 15, hoặc 20 lần giặt để đánh giá ảnh hưởng của chất liên kết ngang và MW tới độ bền kháng khuẩn của vải theo các lần giặt.

- Xác định lượng chitosan có trên 04 loại vải sau xử lý vải và sau 5, 10, 15, 20 lần giặt bằng các phương pháp:

+ Xác định hàm lượng nhóm amin có trên vải bông sau xử lý bằng phương pháp nhuộm màu.

+ Phương pháp đo lượng Nitơ có trên vải.

+ Sử dụng máy hiển vi điện tử quét FE-SEM để xác định hàm lượng nguyên tố Nitơ có trên vải để kiểm tra kết quả của 02 phương pháp trên.

54

- Để có thể lựa chọn được quy trình công nghệ phù hợp khi xử lý kháng khuẩn cho vải bông bằng chitosan theo mục đích sử dụng vải. Nghiên cứu đã thực hiện kiểm tra các tính chất cơ lý của 04 loại vải sau xử lý kháng khuẩn, đánh giá ảnh hưởng của chất liên kết ngang và MW tới tính chất cơ lý của vải sau xử lý, từ kết quả này và các kết quả về khả năng kháng khuẩn và độ bền kháng khuẩn của vải, đề xuất lựa chọn loại chitosan và chất liên kết ngang phù hợp để có được loại vải kháng khuẩn theo với mục đích sử dụng.

Một phần của tài liệu luận án kỹ thuật dệt may nghiên cứu sử dụng chitosan việt nam như chất kháng khuẩn cho vải bông (Trang 66 - 67)