Nguyen Duy Lam và Tran Minh Quynh (2002) [81] đã nghiên cứu sử dụng chitosan như chất bám dính để sản xuất thức ăn nuôi tôm, nhóm tác giả chỉ sử dụng liều chiếu từ 20- 200kGy, sử dụng chitosan có MW=552kDa, DD=90% (Nhật Bản). Kết quả cho thấy rằng độ nhớt và MW giảm theo liều chiếu, giảm nhanh từ liều 20-100kGy. Nhưng sau khi liều chiếu đạt 150 kGy thì khối lượng phân tử của chitosan không giảm nữa.
Bùi Huy Du và các cộng sự (2007) [1] đã sử dụng kỹ thuật chiếu xạ tia gamma 60Co để cắt mạch chitosan có khối lượng phân tử trung bình 25,5kDa và DD=55% đã được hòa tan trong anhydric axetic và trong dung môi axit lactic. Nhóm tác giả sử dụng liều chiếu từ 0- 48kGy. Kết quả cho thấy rằng khi chiếu xạ tới liều 48kGy thì đối với dung dịch chitosan hòa tan trong anhydric axetic thì khối lượng phân tử trung bình giảm xuốn còn 2,3kDa và đối với chitosan được hòa tan trong dung môi axit lactic thì khối lượng phân tử trung bình giảm chậm còn là 19,5kDa.
Nadeem Akhtar Abbasi và các cộng sự (2009) [78] đã nghiên cứu sử dụng chitosan có nguồn gốc từ vỏ tôm có MW=5,14 x104
Da và chitosan từ vỏ cua có MW=2,6x105Da cho mục đích làm màng bảo quản soài. Các tác giả cũng sử dụng kỹ thuật chiếu xạ liều 100 và 200kGy cho cả hai loại chitosan. Kết quả cho thấy ảnh hưởng của các loại chitosan chiếu xạ khác nhau đến quá trình chín của quả. Khi chitosan được chiếu liều 200kGy có thể sử dụng bảo quản quả soài đến 4 tuần với chất lượng tốt.
Kai Shen và các cộng sự (2011) [56] đã sử dụng tia gamma 60co để cắt mạch chitosan dạng khối (xếp chồng lên nhau), sử dụng liều từ 10-200kGy. Các đặc tính của chitosan sau chiếu xạ đã được xác định thông qua phổ FTIR, nhớt kế, chuẩn độ bằng độ dẫn và sắc khí, phổ tác xạ tia X và chụp ảnh SEM. Kết quả cho thấy hiệu ứng cắt mạch chiếm ưu thế trong việc phân hủy chiếu xạ chitosan. Khi liều chiếu tăng thì độ nhớt và khối lượng phân tử trung
33
bình giảm xuống. Nhóm tác giả sử dụng chitosan có MW = 4,97x105 Da sau khi cắt mạch khối lượng phân tử giảm dần theo liều chiếu và tới 200kGy thì MW giảm xuống 1x105
Da (100kDa).
Djamel Tahtat và các cộng sự (2012) [44] đã sử dụng ba loại chitosan có MW ban đầu tương ứng là 471, 207 và 100kDa từ xương mực, nhóm tác giả đã sử dụng kỹ thuật chiếu xạ tia gamma 60Co cho 03 loại chitosan ở trạng thái khô và trạng thái dung dịch trong nhiệt độ phòng, với liều chiếu từ 20-250kGy cho các mẫu chitosan ở trạng thái khô và liều chiếu từ 1- 25kGy cho mẫu chitosan ở dạng dung dịch. Kết quả cho thấy chitosan ở trạng thái khô khi chiếu xạ ở liều chiếu 250kGy thì MW giảm xuống còn 210, 60 và 30kDa tương ứng. Còn với chitosan ở trạng thái ướt khi chiếu ở liều chiếu 25kGy thì MW xuống còn 110, 35 và 25 kDa tương ứng.
Tran Minh Quynh và các cộng sự (2012) [102] đã nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chiếu xạ bằng tia gamma 60Co để cắt mạch carboxymethyl chitosan với liều chiếu từ 0 – 100kGy để bảo quản hoa quả. Nhóm tác giả sử dụng chitosan có khối lượng phân tử trung bình 60 kDa và DD = 84%. Kết quả cho thấy khi liều chiếu càng tăng thì độ nhớt và khối lượng phân tử trung bình của chitosan sau chiếu xạ càng giảm. Khi chitosan được chiếu tới liều chiếu 100kGy thì MW giảm xuống còn 10kDa.
Luận án tiến sỹ hóa học của Đặng Xuân Dự năm 2015 Trường Đại học Huế [3] đã nghiên cứu cắt mạch chitosan bằng hiệu ứng đồng vận H2O2 /bức xạ gamma coban-60 để chế tạo oligochitosan. Tác giả đã sử dụng chitosan có MW= 91,7kDa và DD= 70, 80, 90% . Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho chitosan bị oxyhoa cắt mạch bằng H2O2 sau đó chiếu xạ trên nguồn bức xạ tia gamma 60
Co với liều chiếu 0-20kGy thì MW giảm xuống còn 15kDa, để làm thức ăn tăng sức đề kháng và trọng lượng cho gà.
Bùi phước Phúc và các cộng sự (2014) [2] đã nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chiếu xạ tia gamma 60Co với liều chiếu từ 0-40 kGy cho dung dịch 5% α-chitosan trong axit lactic 3% và dung dịch 5% β-chitosan trong axit lactic 3% để tạo α-oligochitosan và β –oligochitosan để ứng dụng trong nông nghiệp. Kết quả cho thấy khối lượng phân tử trung bình của chitosan giảm khi tăng liều chiếu. Hiệu suất cắt mạch dung dịch chitosan bằng bức xạ dạng β cao hơn α chứng tỏ β-chitosan dễ cắt mạch hơn α-chitosan.