III AT ĐT KH YO ĐC Dải bảo vệ
3.2. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa của giống hoa cúc Pha Lê Vàng vụ
phát triển, năng suất và chất lượng hoa của giống hoa cúc Pha Lê Vàng vụ Đông Xuân 2014.
Các công thức tiến hành phun phân bón lá khác nhau đó là phân bón lá Atonik 1.8DD, Yogen No.2, Đầu trâu 502 và KH so sánh với công thức đối chứng phun nước lã.
3.2.1. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng
Cây hoa cúc rất mẫn cảm với phân bón, đặc biệt là phân bón qua lá, đây là con đường hấp thụ các yếu tố dinh dưỡng nhanh nhất giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ, chất lượng hoa to, đẹp. Để xác định loại phân bón lá nào tốt nhất cho sinh trưởng phát triển của giống cúc Pha Lê Vàng chúng tôi tiến hành thí nghiệm ở 5 công thức với 4 loại phân bón lá, kết quả được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng
ĐVT: cm
Công thức Động thái tăng trưởng chiều cao cây sau trồng...ngày20 ngày 40 ngày 60 ngày
AT 11,5a 24,7a 43,7a YN 10,2ab 20,8ab 36,6bc ĐT 10,7ab 23,2ab 40,6ab KH 10,5ab 21,7ab 37,8bc ĐC 7,6b 17,4b 34,9c LSD 0,05 3,75 5,93 5,50 CV% 19,74 14,63 7,55
Ghi chú: Giữa các công thức thí nghiệm không sai khác nhau (p < 0,05)
Qua Bảng 3.8 chúng tôi nhận thấy chiều cao cây sau trồng 40 ngày đã có sự khác biệt giữa các công thức, dao động từ 17,4 – 24,7 cm, đạt giá trị cao nhất ở công thức 1; tiếp đến là công thức 3, 4 và 2, thấp nhất là công thức đối chứng. Công thức 1 có sự sai khác về chiều cao cây so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 95%, các công thức còn lại không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.
Sau trồng 60, chiều cao cây có sự khác biệt lớn, dao động từ 34,9 – 43,7 cm. Trong đó công thức 1 có chiều cao cây đạt cao nhất (43,7 cm); tiếp đến là công thức 3, 4 và 2 có chiều cao cây lần lượt đạt 40,6 cm, 37,8 cm và 36,6 cm; thấp nhất là công thức đối chứng có chiều cao cây chỉ đạt 34,9 cm. Công thức 1 và 3 có sự sai khác về chiều cao cây so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 95%, công thức 2 và 4 không có sự sai khác về mặt thống kê so với công thức đối chứng. Điều này cho thấy các công thức phun phân bón lá đã có tác dụng thúc đẩy động thái tăng trưởng chiều cao cây, trong đó công thức phun phân bón lá Atonik 1.8DD cho kết quả tốt nhất.
Hình 3.9. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng
3.2.2. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái tăng
trưởng số lá trên cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển số lá trên cây không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của giống mà còn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện ngoại cảnh như thời vụ, mật độ, phân bón….
Kết quả theo dõi động thái ra lá của các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.9.
Qua bảng số liệu chúng tôi có nhận xét: tại các thời điểm theo dõi, các công thức được phun phân bón lá đều có số lá trên cây cao hơn so với công thức đối chứng. Tuy nhiên giữa các công thức được phun phân bón lá lại có số lá trên cây chênh lệch không đáng kể và sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động
thái tăng trưởng số lá trên cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng
ĐVT: lá
Công thức 20 ngàyĐộng thái tăng trưởng số lá/cây sau trồng...ngày40 ngày 60 ngày
AT 12,9a 26,3a 38,7a YN 12,1a 25,6ab 37,4ab ĐT 12,5a 25,8ab 38,1a KH 12,2a 25,6ab 37,7ab ĐC 9,2a 20,2b 33,8b LSD 0,05 4,28 5,79 4,12 CV% 19,30 12,47 5,90
Ghi chú: Giữa các công thức thí nghiệm không sai khác nhau (p < 0,05)
Tại thời điểm 60 ngày sau trồng, cây được phun các loại phân bón lá đều có số lá trên cây cao hơn so với đối chứng không phun từ 3,6 – 4,9 lá. Tuy nhiên chỉ có công thức 1 và 3 có sự sai khác về số lá trên cây so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 95%.
Hình 3.10. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái