Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giớ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa của giống hoa cúc pha lê vàng trong vụ đông xuân 1014 tại thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 30 - 32)

- Nhóm Cúc tia:

1.7.1.Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giớ

a. Nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của cây hoa cúc

GA3 là chất kích thích sinh trưởng được sử dụng khá phổ biến trong nông nghiệp đặc biệt là trong ngành hoa cây cảnh. Tác dụng chủ yếu của GA3 là thúc đẩy sự nảy mầm của hạt, tăng chiều dài của lóng, thân cây, thúc đẩy sự ra hoa của một số loài.

S.R. Dalat (2009) [22] báo cáo rằng phun GA3 ở các nồng độ 100 – 400 ppm trong 3 lần (30, 45 và 60 ngày sau trồng) có tác dụng tăng chiều dài thân, chiều dài lóng và chiều dài cuống hoa cũng như thúc đẩy sự ra hoa sớm của hoa cúc.

Abou – Dahab và cộng sự (1987) cũng tiến hành thí nghiệm phun GA3 ở nồng độ 250, 500 và 1.000 ppm ba lần trong giai đoạn đầu sinh trưởng của hoa cúc Chrysanthemum frutescens. Kết quả cho thấy ở các công thức 500 và 1.000 ppm, chiều cao, đường kính thân, số chồi trên cây và chiều dài của chồi tăng lên rõ rệt. GA3 cũng thúc đẩy sự ra hoa song lại làm giảm số hoa/cây. Catro và cộng sự (1979) báo cáo rằng chiều cao của giống cúc Chrysanthemum leucanthemum

tăng mạnh nhất khi được xử lý ở nồng độ GA3 50 hoặc 100ppm.

Nghiên cứu của El – Keltawi và cộng sự (1996) [23] cho thấy trong điều kiện đất nhiễm mặn, việc phun GA3 (ở nồng độ 50, 100 ppm) cho hoa cúc có tác

dụng thúc đẩy sinh trưởng phát triển và ra hoa của hoa cúc Chrysanthemum moxifolium Ramat. Ở nồng độ 100 ppm làm chiều cao cây tăng 9,8%, trọng lượng tươi tăng 16%, trọng lượng khô của rễ tăng 8,6%, số bông trên cây tăng 7,5% và chiều dài cuống tăng 10% so với đối chứng.

Dehale và cộng sự, 1993 [29] cho rằng bên cạnh việc tăng đường kính thân, cụm hoa và đĩa hoa, việc ứng dụng GA3 với liều lượng 100 mg/l cũng làm tăng tuổi thọ của 12 giống cúc được trồng trong nhà kính. Hiệu ứng này cũng quan sát thấy ở giống cúc Gompier – cha trong đó việc phun GA3 ở nồng độ 100mg/l kéo dài tuổi thọ trung bình của cây thêm 16 ngày so với đối chứng không phun (Freitas,2001). Trong điều kiện nhiệt độ cao, việc xử lý GA3 với nồng độ thấp (10 – 20 mg/l) cũng có tác dụng tương tự ở một số loài cúc (Laschi,1999). Tuy nhiên ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến hoa cúc vẫn chưa được biết đến nhiều và còn nhiều mâu thuẫn. Brackmann và cộng sự (2005) đã đánh giá ảnh hưởng của GA3 trên ba giống cúc và nhận thấy việc phun GA3 ngoài đồng ruộng không làm nhanh hay chậm quá trình lão hóa ở cả thân lá và hoa của giống cúc Faroe. Tác giả này cũng nghiên cứu về sự thay đổi sinh hóa sau thu hoạch của hoa cúc Faroe và thấy rằng nồng độ GA3 khác nhau làm tăng mức độ polyamines trong cây.

Nghiên cứu của H. Yamaguchi, A. Shimizu, Y. Hase, K. Degi, A. Tanaka, T. Morishita (2009) [37] đối với hoa cúc Dendranthema grandiflorum trái vụ cho thấy chiều cao thân và chiều dài cuống hoa tăng tương ứng với việc tăng nồng độ GA3 (100, 200, 400 mg/l). Ở nồng độ GA3 cao có xảy ra một số rối loạn sinh lý ở cây hoa cúc như việc nụ hoa bị méo và bị hở tâm. Tuy nhiên chất lượng hoa thương phẩm và năng suất hoa cao hơn rõ rệt so với đối chứng không phun.

Thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới của S.R. Dalal và cộng sự thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7/2008 đến tháng 2/2009 đã cho thấy việc phun GA3 với nồng độ 200 ppm tăng chiều dài thân, chiều cao cuống hoa cũng như thúc đẩy sự ra hoa, tăng đường kính hoa, chiều dài cuống và cho năng suất hoa cao.

Năm 1993, Nakamura và Kageyama [32] khi nghiên cứu lượng phân đạm bón cho giống cúc Fukusuke đã kết luận rằng: hàm lượng đạm tốt nhất để cung cấp cho mỗi cây/vụ là 800mg, kết quả này đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và thu được chất lượng hoa cúc trồng chậu rất cao.

Năm 1995, Danai và Tongmai [19] khi đánh giá về ảnh hưởng của phân bón lá đã cho thấy việc sử dụng phân bón qua lá đã làm tăng số lượng lá trên cây. Với mức phân bón 150 N-K (đạm - kali) đã làm tăng số lá/cây từ 2 – 3 lá đồng thời tăng được độ bền hoa cắt từ 3 – 5 ngày so với không bón.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa của giống hoa cúc pha lê vàng trong vụ đông xuân 1014 tại thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 30 - 32)