III AT ĐT KH YO ĐC Dải bảo vệ
3.2.3. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái tăng trưởng đường kính thân của giống hoa cúc Pha Lê Vàng
trưởng đường kính thân của giống hoa cúc Pha Lê Vàng
Đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng bởi vì đường kính thân sau này là đường kính cành hoa - là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoa. Ngoài ra trong quá trình sinh trưởng, phát triển đường kính thân còn liên quan đến khả năng chống đổ của cây. Giống có đường kính thân càng lớn thì có khả năng chống đổ càng tốt và sinh trưởng càng mạnh.
Để biết được động thái tăng trưởng đường kính thân của các công thức thí nghiệm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và kết quả được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái
tăng trưởng đường kính thân của giống hoa cúc Pha Lê Vàng
ĐVT: cm
Công thức Động thái tăng trưởng đường kính thân sau trồng...ngày20 ngày 40 ngày 60 ngày
AT 0,50a 0,61a 0,82a YN 0,43ab 0,54ab 0,71c ĐT 0,48ab 0,58ab 0,79ab KH 0,42b 0,53ab 0,74bc ĐC 0,33c 0,5b 0,68c LSD 0,05 0,07 0,08 0,06 CV% 9,29 8,22 4,32
Tại thời điểm sau trồng 20 ngày, các công thức được phun phân bón lá đều có đường kính thân cao hơn so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05. Trong đó, công thức phun phân bón lá Atonik 1.8DD có đường kính thân lớn nhất đạt 0,5 cm và thấp nhất là công thức đối chứng có đường kính thân chỉ đạt 0,33 cm.
Tại thời điểm 60 ngày sau trồng, đường kính thân của các công thức thí nghiệm dao động từ 0,68 – 0,82cm, đạt giá trị cao nhất ở công thức 1 (0,82 cm), tiếp đến là công thức 3, 4 và 2 lần lượt đạt 0,79cm; 0,74cm và 0,71cm; thấp nhất là công thức đối chứng (0,68 cm). Chỉ có công thức 1 và 3 có sự sai khác về đường kính thân so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05.
Như vậy, các loại phân bón lá có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây hoa cúc Pha Lê Vàng. Trong đó, chế phẩm Atonik 1.8DD có tác dụng tốt nhất đến sinh trưởng phát triển của cây hoa cúc.
Hình 3.11. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái
tăng trưởng đường kính thân của giống hoa cúc Pha Lê Vàng
3.2.4. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến thời gian sinh
trưởng của giống hoa cúc Pha Lê Vàng.
Việc bổ sung phân bón lá sẽ bổ sung lượng chất dinh dưỡng cho cây làm cây sinh trưởng thân lá tốt. Thông thường, khi thân lá sinh trưởng tốt sẽ làm thời gian ra hoa muộn hơn nhưng chất lượng hoa lại tốt hơn làm tăng giá trị thương phẩm của cành hoa và làm tăng hiệu quả kinh tế.
Muốn có được bông hoa cúc to, màu sắc đẹp và độ bền cao thì thân lá của cây hoa phải sinh trưởng tốt rồi mới bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Để xác định được ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng của giống cúc Pha Lê Vàng, chúng tôi đã theo dõi thời gian từ trồng đến nở hoa. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.11.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến thời gian
sinh trưởng của giống hoa cúc Pha Lê Vàng Công thức
Thời gian từ trồng đến…… (ngày) Xuất hiện nụ
(10%) 80% nụ Bắt đầu nở hoa(10%) 80% hoa nở
AT 57,0ab 62,7ab 86,0b 91,7b YN 56,7b 61,3bc 85,7b 91,3b ĐT 58,7a 64,7a 88,7a 94,3a KH 54,3c 59,7c 83,3c 88,7c ĐC 51,3d 56,7d 79,0d 86,7c LSD 0,05 1,91 2,16 1,66 2,56 CV% 1,83 1,88 1,05 1,50
Các công thức được phun phân bón lá đều có thời gian sinh trưởng từ trồng đến khi cây ra nụ và nở hoa muộn hơn so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 95%. Trong đó, công thức 3 có thời gian sinh trưởng từ trồng đến khi cây ra nụ và nở hoa dài nhất (64,7 ngày và 94,3 ngày), công thức đối chứng có thời gian sinh trưởng từ trồng đến khi cây ra nụ và nở hoa ngắn nhất (56,7 ngày và 86,7 ngày).
Hình 3.12. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến thời gian