Hoa cúc du nhập vào nước ta từ thế kỷ XV. Hoa cúc là một trong năm loại hoa chính được trồng ở Việt Nam. Hoa cúc có mặt ở mọi nơi, từ vùng cao đến đồng bằng, nông thôn đến thành thị. Theo số liệu của Rau-Hoa-Quả Việt Nam (trang web của Bộ thương mại chuyên về lĩnh vực rau-hoa-quả của Việt Nam) [40] tính đến năm 2007 nước ta có gần 4.000 ha trồng hoa trong đó diện tích trồng hoa cúc chiếm khoảng 30%. Cúc được trồng phổ biến ở nước ta nhưng chủ yếu tập trung ở một số vùng trồng hoa chính như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Lào Cai, Thành Phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt. Trong đó Đà Lạt là nơi lý tưởng cho việc sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loại cúc, diện tích trồng cúc chiếm khoảng 30% diện tích trồng ở vùng này. Đặc biệt tại Đà Lạt có công ty hoa Hasfarm của Hà Lan là nơi sản xuất hoa chất lượng cao nhằm xuất khẩu.
Vùng hoa công nghệ cao Đà Lạt, thiên đường của hoa Việt Nam với hai loại hoa chủ đạo là hoa hồng và hoa cúc. Đây là nơi có khí hậu mát mẻ, thuận lợi để các loài hoa sinh trưởng phát triển. Đà Lạt cũng là vùng trồng cúc với diện
tích tương đối lớn, các chủng loại hoa cúc thường xuyên được đổi mới với chất lượng cao phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai.
Hoa cúc được trồng làm cảnh tại Đà Lạt từ lâu nhưng chỉ thực sự trở thành sản phẩm kinh tế từ năm 1995. Cho đến nay có khoảng trên 70 giống hoa cúc đã được nhập vào Đà Lạt, tuy nhiên nhiều giống đã bị lãng quên. Qua điều tra và thu thập chỉ còn khoảng 54 giống và trong số đó chỉ có một số giống hiện đang được sản xuất với số lượng lớn là: cúc Nút, cúc Đại Đóa, Thọ Vàng, Pha Lê, cúc Vàng, Tuapin Hồng, Nút Nghệ, Tiger Đồng, Pha Lê Xanh và Pha Lê Cam (Nguyễn Văn Kết và cs, Đại học Đà Lạt, 2005) [6]. Các giống trên có nguồn gốc chủ yếu từ Hà Lan và du nhập vào Đà Lạt với nhiều hình thức khác nhau. Do đó, hiện nay không thể xác định rõ tên thương phẩm của từng chủng loại cúc được trồng tại Đà Lạt, vì vậy, có thể chia các giống theo các nhóm sau: