Sự cạn kiệt của nguồn năng lượng hoá thạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển năng lượng gió (Trang 27 - 28)

L ỜI NÓI ĐẦU

1.4.1. Sự cạn kiệt của nguồn năng lượng hoá thạch

Do nhu cầu về năng lượng toàn cầu đang tăng từng ngày. Cơ quan năng lượng quốc tế IEA (The International Energy Agency) dự đoán tới năm 2030 nhu cầu thế giới tăng hơn hiện tại 60%, khoảng 4800 GW. Hai phần ba năng lượng tăng này được tập trung tại Trung Quốc, Ấn Độ và một số nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh khác. IEA dự báo đến năm 2030 các nhà máy phát điện với công suất lớn hơn 2000 GW cần được xây dựng ở các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) để thay thế các trạm đã hoạt động quá lâu.

Khi nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cùng với việc thiếu các biện pháp sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hóa thạch (nguồn cung cấp chủ yếu cho các nhà máy phát điện), đặc biệt là khí đốt đang dần cạn kiệt. Các cuộc xung đột và bất ổn về chính trị tại một số nơi trên thế giới đang đe dọa trực tiếp đến nguồn cung cấp nhiên liệu này. Ở Châu Âu nguồn nhiên liệu dầu và khí đốt tập trung chủ yếu ở vùng Biển Bắc đang suy giảm nhanh chóng. Hiện tại 50% nguồn năng lượng cung cấp cho Châu Âu là nhập khẩu. Chỉ trong hai thập kỷ con số này được dự đoán tăng lên 70%. Thậm chí nguồn Urani hiện tại là nguồn nhiên liệu cung cấp hơn 30% sản lượng điện cho Châu Âu cũng đánh giá là suy kiệt trong vòng 40 năm tới. Hiện tại các nước Châu Âu đang nắm giữ nhỏ hơn 2% lượng Urani dự trữ của thế giới.

Do những yếu tố tác động trên, trong những năm gần đây giá dầu thô và khí đốt đã tăng không đúng quy luật. Giá dầu thô tăng từ 25 $/thùng đến 35 $/thùng

năm 2004, đạt đến ngưỡng 100 $/thùng vào đầu năm 2008, cho đến giữa tháng 7 năm 2008 là 147,25 $/thùng đến năm 2011 là 107,9 $/thùng và dự kiến đến quý II năm 2012 sẽ là khoảng 104 $/thùng. Các phân tích chỉ ra rằng sự lũy tiến của giá dầu thô bắt đầu từ năm 2002 đang tiến tới ngưỡng cuộc khủng hoảng năng lượng đã xảy ra vào thập niên 70. Giá dầu tăng nhanh đã gây ra tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu và tạo ra lạm phát không dự báo trước.

Đối lập với sự thiếu hụt trầm trọng của nguồn nhiên liệu truyền thống mà giá cả lại không ổn định, năng lượng gió đang là nguồn tài nguyên tự nhiên thực sự chiếm ưu thế và phù hợp với các nước trên thế giới. Sử dụng nguồn năng lượng này không những tiết kiệm chi phí nguyên liệu, không phải đối mặt với các rủi ro từ chính sách quản lý địa chính mà còn không phụ thuộc vào nguồn cung nhiên liệu như dầu, khí đốt từ các nước có bất ổn về mặt chính trị (cụ thể là tình hình ở Iran như hiện nay).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển năng lượng gió (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)