Hiện trạng công nghệ năng lượng gió ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển năng lượng gió (Trang 38 - 40)

L ỜI NÓI ĐẦU

1.5.4. Hiện trạng công nghệ năng lượng gió ở Việt Nam

Lĩnh vực năng lượng gió ở nước ta chưa phát triển, có thể nói đang ở giai đoạn nghiên cứu ứng dụng và bước đầu đi vào đầu tư xây dựng nhiều hơn trong những năm tới theo Quy hoạch điện lực 2011-2020 (Tổng sơ đồ VII).

Ở Việt Nam, chưa có đầy đủ số liệu về tiềm năng gió, nhất là trên độ cao lớn hơn 12m. Cụ thể là số liệu đo gió thực tế của EVN thực hiện thấp hơn nhiều số liệu tương ứng từ bản đồ gió của Ngân hàng thế giới.

Bảng 1.7: So sánh tốc độ gió trung bình của EVN và bản đồ gió thế giới

Vận tốc gió trung bình ở độ cao 65m trên mặt đất (m/s) STT Địa điểm EVN WB 1 Móng Cái, Quảng Ninh 5,80 7,35 2 Vạn Lý, Nam Định 6,88 6,39

3 Sầm Sơn, Thanh Hóa 5,82 6,61

4 Kỳ Anh, Hà Tĩnh 6,48 7,02

5 Quảng Ninh, Quảng Bình 6,73 7,03

6 Gio Linh, Quảng Trị 6,53 6,52

7 Phương Mai, Bình Định 7,30 6,56

8 Tu Bong, Khánh Hòa 5,14 6,81

9 Phước Minh, Ninh Thuận 7,22 8,03

10 Đà Lạt , Lâm Đồng 6,88 7,57

11 Tuy Phong, Bình Thuận 6,89 7,79

12 Duyên Hải, Trà Vinh 6,47 7,24

Các máy phát điện gió nhập của nước ngoài công suất cực nhỏ (< 1-5kW), thường thiết kế với vận tốc gió trung bình 8-9m/s. Các máy phát điện gió có công suất lớn (vài trăm đến 1000kW) thường thiết kế với vận tốc gió trung bình 12-13m/s, còn các máy phát có công suất lớn thường lắp đặt trên độ cao 50m trở lên. Vì vậy các máy phát điện gió của nước ngoài nhập vào Việt Nam làm việc không hiệu quả, bởi vì ở độ cao này vận tốc gió trung bình lớn nhất ở nước ta cũng chỉ đạt được trong khoảng 7,3- 9,7 m/s (tốc độ gió ở Đảo Bạch Long Vĩ).

Thực tế chỉ mới lắp đặt được khoảng 1.500 máy phát điện gió mà chủ yếu cỡ công suất nhỏ hơn 150W. Máy phát có công suất 150W là mẫu hoàn thiện và đang được ứng dụng nhiều nhất cho một hộ gia đình ở vùng có vận tốc gió trung bình Vtb > 4 m/s. Chất lượng loại này còn chưa ổn định do chế tạo đơn chiếc, nhiều công đoạn thủ công. Giá thành 4- 4,5 triệu đồng, vận hành đơn giản, tuổi thọ khoảng 10 năm.

Máy phát điện gió công suất lớn hơn 500W chỉ được chế tạo thử với số lượng không đáng kể. Chất lượng chế tạo chưa cao, không có phương tiện thử khí động học để xác định đặc tính của động cơ gió. Hệ thống điện của thiết bị nói chung chưa hoàn thiện.

Với những máy phát điện gió nhập ngoại công suất 200-500W (Úc, Mỹ, Trung Quốc…) trọn bộ, chất lượng tốt nhưng số lượng chưa đáng kể.

Cụ thểnhư :

- West Wind 1,8 kW đang hoạt động tốt tại Kon Tum.

- Máy phát điện gió 800 kW (Tây Ban Nha) tại Đảo Bạch Long Vĩ đang vận hành.

- Máy phát điện 300 kW (Nhật Bản) tại Hải Hậu -Nam Định, đây là trạm năng lượng hỗn hợp thử nghiệm.

Đó là các máy phát điện gió hiện đại được chế tạo công nghiệp từ các nước tiên tiến nhưng hiệu quả thì cần phải có thời gian theo dõi để xem xét có phù hợp với chế độ gió và các điều kiện thời tiết ở Việt Nam hay không.

Hiện tại ở Việt Nam có nhiều dự án phát điện chạy bằng sức gió nối với lưới điện Quốc gia, nhưng mới chỉ dừng lạiở giai đoạn báo cáo khả thi, chỉ rất ít trong số đó đã được xây dựng và đưa vào vận hành đó là điện gió Tuy Phong - Bình Thuận. Bởi vì, các số liệu về gió ở Việt Nam chưa có đủ độ tin cậy, không có đủ chính sách và các qui định về giá thành điện năng sản xuất từ điện gió, chưa có nhiều nhà kinh doanh dám mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ công thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã giao cho các cơ quan trực thuộc điều tra khảo sát đo đạc và lập quy hoạch năng lượng điện để nối lưới. Theo như tổng sơ đồ VII về Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn

2011- 2020 có xét đến năm 2030 do Viện năng lượng lập và đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, với mục tiêu năm 2030 điện gió sẽ là 2.100 MW.

EVN đã dự đoán đến năm 2020, nhu cầu điện ở Việt Nam sẽ là khoảng 200.000 GWh. Trong đó các nguồn điện truyền thống như thủy điện, nhiệt điện, điện khí chỉ đạt mức 165.000 GWh. Như vậy, thiếu hụt khoảng 20-30% lượng điện mỗi năm. Vì thế đầu tư vào các nguồn khác là điều cần phải làm mà cụ thể là nguồn năng lượng gió với tiềm năng gió sẵn có ở Việt Nam, có triển vọng tốt ở vùng duyên hải Bắc bộ và các tỉnh miền Trung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển năng lượng gió (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)