Các nghiên cứu và ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển năng lượng gió (Trang 34 - 35)

L ỜI NÓI ĐẦU

1.5.2. Các nghiên cứu và ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam

Việc nghiên cứu và ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam đã bắt đầu vào những năm 1970 với sự tham gia của nhiều cơ quan. Từ năm 1984 với sự tham gia của chương trình Tiến bộ khoa học kỹ thuật Nhà nước về Năng lượng mới và tái tạo đã có một số kết quả sau:

- Máy phát điện gió:

+ Máy phát điện PD 170-6, công suất 120W nạp ắc quy của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Máy phát điện PH 500, công suất 500W của trường Đại học bách khoa Hà Nội. + Máy WINDCHARGER, công suất 200W nạp ắc quy (theo thiết kế của Mỹ) do một số cơ quan cải tiến thiết kế và chế tạo.

+ Máy phát điện gió công suất 150W của Trung tâm nghiên cứu SOLALAB Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

- Động cơ gió bơm nước:

+ Máy D-4 bơm cột nước thấp của Viện Năng Lượng, Bộ Công Thương. + Máy D-3,2 bơm cột nước cao của Viện Năng Lượng, Bộ Công Thương. + Các máy BP 380-10 và 350-8 bơm cột nước cao do trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, thiết kế và chế tạo.

+ Máy OASIS bơm cột nước cao (trước đây do Hợp tác xã 2-9 Thành phố Hồ Chí Minh cải tiến, thiết kế và chế tạo).

Thời gian gần đây do nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng năng lượng gió phát triển mạnh, chúng ta đã nhập nhiều loại thiết bị phát điện sức gió của nước ngoài. Tuy nhiên việc nhập và ứng dụng các thiết bị phát điện sức gió của nước ngoài còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, trong đó có rất ít thiết bị được đưa vào khai thác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển năng lượng gió (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)