Một số dự án phong điện đã được phê duyệt đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển năng lượng gió (Trang 40 - 42)

L ỜI NÓI ĐẦU

1.5.5. Một số dự án phong điện đã được phê duyệt đầu tư xây dựng

* Các dự án tại Quy Nhơn:

- Phương Mai 1: Tổng công suất dự kiến là 50 MW, do Công ty Đầu tư và Phát triển Phong điện miền Trung, thực hiện trên cơ sở đầu tư từ nguồn vốn BOT.

- Hai dự án điện gió khác: Phương Mai 2 với công suất dự kiến 51 MW và Phương Mai 3 với công suất 84 MW do Công ty Gravbovski của Đức thực hiện trên cơ sở đầu tư từ nguồn vốn BOT. Hiện tại 2 dự án này đã triển khai, song chưa thỏa thuận về giá bán điện với EVN và phụ thuộc chưa huy động được vốn đầu tư nên chưa xây dựng xongđể đưa vào vận hành.

* Dự án phong điện 1 Bình Thuận - trạm Tuy Phong tại tỉnh Bình Thuận:

Dự án phong điện 1 Bình Thuận (điện gió Tuy Phong) có diện tích chiếm đất vào khoảng 1.500ha.

Hình 1.8: Năm trụ turbineđầu tiên của Nhà máy điện gió

Nhà máy phong điện 1 Bình Thuận là dự án điện gió có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam do Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) làm chủ đầu tư. Cho đến thời điểm này, giai đoạn 1 của Dự án đã hoàn thành gồm 20 tuabin chiều cao cột 85 m, đường kính cánh quạt 77 m, công suất 1,5 MW/turbine, tổng trọng lượng turbine là 89,4 tấn, cột tháp là 165 tấn. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 820 tỷ đồng. Khi cả 20 tổ máy đi vào hoạt động ổn định, sản lượng điện theo công suất thiết kế là 30 MW.

Bắt đầu thực hiện Dự án từ năm 2008, sau 1 năm đã lắp dựng được 5 tổ máy và đến 5/8/2009, chính thức hòa lưới điện quốc gia. Đến 2/3/2011, nhà máy đã hoàn thành lắp dựng xong 15 tổ máy tiếp theo và đến thời điểm tháng 5/2011, cả 20 tổ máy đã hòa lưới điện.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2 của Dự án sẽ xây dựng và lắp đặt 60 trụ điện gió, nâng tổng công suất của Nhà máy Phong điện 1 Bình Thuận lên 120MW và sẽ hoàn thành để đưa vào vận hành 80 trụ điện gió, hòa 120 MW điện vào lưới điện quốc gia, giảm sức ép thiếu điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

* Dự án điện gió tại Bạc Liêu

Được khởi công vào cuối năm 2010, tính đến thời điểm này, dự án điện gió Bạc Liêu đã có những bước đi rất tích cực nhằm chuẩn bị cho thời điểm chính thức vận hành đang đến rất gần.

Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và dịch vụ Công Lý, tính đến thời điểm này, dự án điện gió Bạc Liêu đã lắp đặt hoàn thiện được 1 turbine gió công suất 1,6MW, đang lắp dựng thêm 9 turbine gió còn lại thuộc giai đoạn 1 của dự án, một số hạng mục hạ tầng đấu nối điện như: Đường dây 110kV, trạm biến áp 22/110kV, đường dây và trạm 22kV cũng đang triển khai thi công khẩn trương, phấn đấu kết thúc giai đoạn 1 dự án hòa lưới điện quốc gia vào tháng 6/2012 theo kế hoạch đề ra.

Điện gió là nguồn năng lượng tái tạo mới, xanh - sạch lại không chiếm diện tích lớn như nhiệt điện hay thủy điện. Sự ra đời của các dự án mang tính đột phá trong khai thác điện gió tại vùng ĐBSCL nói chung và dự án điện gió Bạc Liêu nói riêng đã chứng minh mối quan tâm lớn của Chính phủ, địa phương, DN trong khai

thác nguồn năng lượng này. Cùng với sự “vào cuộc” của các DN, Chính phủ cũng đã có những động thái tích cực trong việc hỗ trợ phát triển điện gió. Cụ thể, cuối tháng 6/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Cụ thể, Chính phủ đã hỗ trợ giá điện gió là 1.614 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 7,8 cent Mỹ/kWh) và giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD. Bên cạnh đó, trong Tổng sơ đồ điện VII, tổng công suất các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo cũng sẽ được tăng lên mức không đáng kể, tăng lên 5,6% vào năm 2020 và 9,4% vào năm 2030.

* Dự án điện gió An Phong tỉnh Ninh Thuận: Trong giai đoạn DAĐT

Dự án điện gió An Phong được đầu tư trên cơ sở các văn bản: số 2150/UBND-KT ngày 30/05/2007 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc thỏa thuận địa điểm dự án điện gió với công ty CP An Viên; Văn bản số 8229/VPCP-KTN ngày 18/11/2009 đã được Thủ tưởng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc bổ sung Dự án nhà máy điện gió An Phong vào quy hoạch điện VI (Tổng sơ đồ điện VI) và giấy chứng nhận đầu tư số 43121000093 ngày 15/12/2009 của UBND tỉnh Ninh Thuận cấp.

Nhà máy điện gió An Phong có quy mô với công suất 180MW được xây dựng tại các xã An Hải, xã Phước Hải, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước; xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Dự án được xây dựng trên toàn bộ khu vực rộng 2.230ha. Nhà máy dự kiến đầu tư thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (70MW) và giai đoạn 2 (110MW), bao gồm 90 turbine gió, công suất mỗi turbine là 2MW. Do công ty Cổ phần phát triển năng lượng Thuận Phong làm chủ đầu tư.

* Ngoài ra còn rất nhiều dự án điện gió đã được quy hoạc xây dựng, nhiều dự án đang trong giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi, trong giai đoạn DA đầu tư, giai đoạn thiết kế kỹ thuật và một số đang triển khai lắp đặt mà chưa được thống kê trong phạm vi của luận văn này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển năng lượng gió (Trang 40 - 42)