Quá trình Đảng chỉ đạo công tác vận động phụ nữ ở vùng tự do giai đoạn 1946

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đang ở vùng tự do trong kháng chiến chông thực dân pháp xâm lược từ 1946 1954 (Trang 27 - 48)

1946 - 1950

1.2.1 Quá trình chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng từ năm 1946 đến năm 1948

Sau ngày tuyên bố độc lập (2 - 9 - 1945), nhằm tập hợp đông đảo nhân dân, tạo thành lực lượng cách mạng mạnh mẽ, BTV TW Đảng đã chủ trương xúc tiến thành lập MTDT thống nhất chống kẻ thù chung của dân tộc, trên cơ sở tiếp tục củng cố và mở rộng Mặt trận Việt Minh. Theo đó các đoàn thể cứu quốc, trong đó có PNCQ, thuộc Mặt trận Việt Minh, tiếp tục được củng cố về mọi mặt.

Hoạt động chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với PNVN đầu năm 1946 là tham gia cuộc Tổng tuyển cử. Lần đầu tiên trong lịch sử người PNVN, từ 18 tuổi trở lên được thực hiện quyền công dân của một nước độc lập, tích cực tham gia công tác tuyên truyền vận động và tự mình cầm lá phiếu để lựa chọn người đại

diện cho mình. Riêng tại các đô thị ở Nam Bộ đã có một số chị em đã ngã xuống trong khi đi làm nghĩa vụ công dân, bầu cử Quốc hội. Trong Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có 48% tổng số cử tri đi bầu là phụ nữ. 10 đại biểu nữ đã trúng cử đại biểu Quốc hội 1

.

Chiến sự ngày càng lan rộng, đông đảo nam thanh niên và cả những người chưa đến 18 tuổi cùng lớp trung niên, được động viên, hoặc tình nguyện tham gia lực lượng vũ trang 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích). Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và đa phần dân quân du kích là lực lượng trực tiếp chiến đấu trên các chiến trường - ở tuyến trước, tiền tuyến. Bộ phận dân cư còn lại, trong đó đa phần là phụ nữ, không trực tiếp chiến đấu, mà hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội, phục vụ chiến đấu - ở tuyến sau, hậu phương. Tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến chống Pháp chỉ là một cách phân định tương đối.

Đảm nhận công tác hậu phương, hậu cần chiến tranh nhân dân để nam giới ra tiền tuyến đánh giặc, là điều mà PNVN đã từng đảm nhiệm mỗi khi đất nước phải đứng lên chống giặc ngoại xâm. Nét đẹp truyền thống đó được phát huy và nhân lên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Phụ nữ ở khắp mọi miền đất nước từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, trên từng lĩnh vực công tác cụ thể đều tích cực phấn đấu hoàn thành trách nhiệm của mình.

Xây dựng và bảo vệ hậu phương về chính trị là một nhiệm vụ quan trọng, giữ vững vị trí hàng đầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương trong chiến tranh cách mạng. Trên thực tế, trong thời kỳ 1946 - 1948, ở các VTD, Đảng bộ, chính quyền các tỉnh cũng đã rất chú trọng về lĩnh vực này. Cùng với việc củng cố, phát triển Đảng, các tỉnh cũng đã chú trọng công tác củng cố, phát triển các tổ chức quần chúng. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, những tổ chức đoàn thể kháng chiến phát triển rộng rãi nhất ở VTD Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Đến đầu năm 1948, công cuộc xây dựng VTD Thanh - Nghệ - Tĩnh về chính trị đã có những bước phát triển phù hợp với tình hình của cuộc kháng chiến và đến đầu năm 1949 thì cơ bản ba tỉnh thực sự trở thành một vùng hậu phương khá vững mạnh về mặt này.

Chị em phụ nữ không chỉ là một thành phần trong hệ thống chính quyền các cấp từ TW đến cơ sở mà chính phụ nữ tham gia xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền các cấp. Năm 1948, từ Khu IV trở ra, đã có hàng trăm chị em tham gia trong HĐND, Uỷ ban KCHC các cấp. Trong thành phần dân quân du kích ở các làng bản, xóm thôn, phụ nữ chiếm tỷ lệ ngày càng tăng, trong số đó, có nhiều chị tham gia cấp chỉ huy, lãnh đạo.

Việc củng cố về tổ chức Hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho PTPN phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới của cách mạng. Tuy nhiên, do trình độ dân trí còn có hạn nên cán bộ nữ ở cấp huyện và các làng xã còn nhiều hạn chế về trình độ lý luận, kinh nghiệm công tác. Tình hình đó đòi hỏi phải có nhiều lớp bồi dưỡng ngắn ngày về chính trị, về nghiệp vụ cho các chị em cán bộ Hội các cấp để đáp yêu cầu của Hội, của cách mạng. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh chủ trương giao cho huyện mở các lớp huấn luyện ngắn ngày để bồi dưỡng công tác tuyên huấn và công tác phụ vận cho cán bộ phụ nữ. Các lớp huấn luyện phụ vận ở tất cả các huyện đều do Huyện uỷ chủ trì, cấp HPN các huyện tham gia với tư cách tham mưu, tổ chức điều hành. Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, chị em cán bộ phụ nữ các huyện tham gia học tập rất tích cực, phần lớn là các cán bộ nòng cốt hạt nhân của các huyện và xã.

Ở 2 tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, từ tháng 11 - 1946 đến đầu năm 1947, Thường vụ Tỉnh uỷ phân công đồng chí Phan Tốn cùng đồng chí Trương Thị Dũng liên tiếp mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho các đồng chí cảm tình Đảng và cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, thị. Nội dung học tập tình hình nhiệm vụ và năm bước công tác vận động quần chúng… các cấp HPN cử nhiều cán bộ đi học. Riêng HPN tỉnh từ năm 1946 - 1949 cũng đã mở được 15 lớp: 2 lớp cảm

tình Đảng; 3 lớp cho cán bộ vùng bị tạm chiếm; 2 lớp cho nữ dân quân; 8 lớp về công tác phụ vận ở các huyện, gồm 250 cán bộ thụ huấn [35, tr. 100].

Dưới sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, tỉnh HPN Quảng Ngãi cũng đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ nữ. Các đồng chí trong thường trực tỉnh uỷ (Nguyễn Đôn, Nguyễn Chánh…) đã tham gia giảng dạy. Ngoài ra nhiều cán bộ phụ nữ Quãng Ngãi2

tham gia lớp huấn luyện do phụ nữ Trung Bộ tổ chức với sự giúp đỡ của xứ uỷ [36, tr. 103].

Chiến sự ngày càng lan rộng, nhiều vùng bị địch chiếm đóng, để thu hút phụ nữ cả VTD và tạm chiếm, nhiều tổ chức đoàn thể, HPN được thành lập với các tên gọi khác nhau. Hoà cùng toàn dân cả nước, phụ nữ các tỉnh VTD hăng hái tham gia xây dựng thực lực của nhà nước dân chủ nhân dân kiểu mới, giải quyết các vấn đề quốc kế, dân sinh, diệt “Giặc đói”, “Giặc dốt”, thực hiện “Đời sống mới”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, chị em phụ nữ đã tham gia nhiệt thành trong phong trào quyên góp “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, “Quỹ đảm phụ quốc phòng”, các cuộc vận động “Ngày đồng tâm”, “Hũ giạo cứu quốc”...

Trong phong trào diệt giặc đói: Ở nông thôn, đặc biệt là phụ nữ nông thôn ở các VTD trở thành thành phần lao động chính trên đồng ruộng, nhiều chị em đảm nhiệm cả việc cày, bừa vốn là công việc của đàn ông. Phụ nữ trong các ngành nghề công nghiệp, trong các binh công xưởng cũng tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “giảm giờ làm”, “giảm động tác thừa”, tăng mức sản xuất hàng tiêu dùng, quân trang, quân dụng, thuốc men...

PTPN cày bừa phát triển mạnh ngay trong những năm đầu kháng chiến. Ở tỉnh Tuyên Quang hầu hết phụ nữ từ 16 đến 35 tuổi đều biết cày. Ở miền núi phụ nữ các dân tộc thiểu số cũng tham gia cày bừa thay thế nam giới kháng chiến.

Ở nhiểu tỉnh, lực lượng phụ nữ tham gia lao động sản xuất nông nghiệp đến 60% đến 70%. Phụ nữ không chỉ cày bừa cấy gặt mà còn đắp đê, đào

mương, đắp đập… Ở Hà Tĩnh có 5 vạn phụ nữ (trong số 8 vạn dân công) đắp đê La Giang chống lụt.

PTPN tham gia sản xuất đã mang lại những kết quả cụ thể. Chỉ tính trong 3 năm (1947 - 1949) riêng ở Bắc Bộ, diện tích trồng trọt đã tăng trên 6 vạn héc- ta, và nuôi trên 6 vạn trâu bò… góp phần to lớn trong việc vượt qua được nạn đói và cung cấp lương thực, thực phẩm cho bộ đội địa phương. Ngoài ra phụ nữ còn tích cực tham gia mua “công phiếu kháng chiến” [85, tr. 137-138].

Phong trào thi đua yêu nước của chị em phụ nữ phát triển nhanh chóng ở Quảng Ngãi. Những khẩu hiệu, những chỉ tiêu thi đua được nêu “mỗi phụ nữ trồng 20 cây bông kháng chiến”, “thi đua trồng vồng khoai kháng chiến”, “thi đua nuôi con gà kháng chiến”… Tinh thần, sức lực của phụ nữ tăng lên gấp bội trong các hoạt động sản xuất (đắp đập, khơi mương, vét giếng, đào ao, chống hạn bằng gàu sòng, gàu giai, cả máy bơm chạy than…). Cùng với nhân dân trong tỉnh, phụ nữ Quảng Ngãi lập nhiều thành tích xuất sắc trong thi đua sản xuất. Chị em đã góp nhiều công sức cùng với nam giới để phá đá, đào đất làm nên con kênh Bầu Sung nổi tiếng, kênh Sơn Tịnh, kênh Tư Nghĩa, kênh Bình Minh (Bình Sơn) đắp được các đập Cà Rinh (Bình Sơn) ngăn nước mặn, đập Đá Sơn (Tư Nghĩa), đập An Thọ (Đức Phổ)…[36, tr. 122-123].

Trong trào thi đua “diệt giặc dốt”, phụ nữ là lực lượng đông nhất, tích cực nhất. Trong phong trào này, đông đảo chị em đã ra sức thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch “vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo…”. Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả các thôn xóm, đường phố, xí nghiệp, quần chúng già, trẻ, gái, trai đều nô nức đến lớp học. Nhờ vậy, nạn mù chữ được giải quyết, số người biết đọc biết viết tăng lên từng năm một. Năm 1948, đã có chừng 4 triệu phụ nữ đựơc thanh toán nạn mù chữ.

Ở các tỉnh VTD, hầu hết phụ nữ, chủ yếu ở nông thôn, miền núi, đều mù chữ chị em hăng hái đi học, vận động chồng con đến lớp. Thật cảm động khi thấy những người vừa thoát đời nô lệ, vùng lên làm chủ với tinh thần hiếu học

hiếm có: học vào lúc rảnh rỗi, giữa giờ lao động sản xuất, trên các nẻo đường, với mọi phương tiện sẵn có (bảng đen, mo cau, phấn, than…).

Ở Hà Tĩnh, không chỉ phụ nữ, thanh thiếu niên, trung niên hăng hái đi học mà ở các làng xóm thôn bản còn có những bà mẹ đã 60 - 70 tuổi vẫn tham gia học bình dân đều đặn. Chị em phụ nữ miền núi, vùng sâu, vùng xa như Kim Cương, Đá Gân, Kẻ De (Hương Sơn), Kim Quang (Hương Khê), miền Tây Kỳ Anh… cũng tích cực tham gia bình dân học vụ.

Ở Quảng Ngãi, chỉ trong một thời gian, số phụ nữ thoát nạn mù chữ ngày càng nhiều. Đến cuối tháng 6 - 1946 có 94.838 người thoát nạn mù chữ. Xã Bình Chánh (Bình Sơn), Nghĩa Lộ (Tư Nghĩa) được công nhận là những xã thanh toán nạn mù chữ của tỉnh được đồng chí Phạm Văn Đồng, đại diện Chính phủ TW tại Nam Bộ khen. Xã Trà Giang (Trà Bồng) là xã miền núi đầu tiên xoá nạn mù chữ, xã Phổ Thuận (Đức Phổ) xuất sắc về công tác này, trong đó phụ nữ đóng góp khá lớn vào những thành tích trên. Gương hiếu học của Huỳnh Thị Chánh (Tịnh An, Sơn Tịnh) được cả nước ngợi khen. Chị bị cụt cả hai tay, vì tai nạn lao động, đã bền bỉ dùng chân tập viết. Chị vừa sản xuất giỏi, vừa tham gia dạy bình dân học vụ [36, tr. 106].

Về xây dựng đời sống mới: 20 - 3 - 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài báo Đời sống mới: “Hỏi: khẩu hiệu đời sống mới một năm nay đã có kết quả chưa? Đáp: Đã có kết quả. Trong nhiều làng, các cụ phụ lão đã giảm bớt việc cúng tế; đem tiền đó hoặc giúp dân học vụ, hoặc làm việc ích chung. Dân ta phải biết ơn các cụ đã hăng haí làm gương như thế. Trong bài báo, người biểu dương: Nhiều nơi, chị em phụ nữ đã sửa đổi cách ăn mặc gọn gàng, đã biết chung nhau nuôi gà, nuôi lợn…” [64, tr. 96)].

Đoàn PNCQ coi việc thực hiện “Đời sống mới” là một nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa chiến lược trong xây dựng con người mới, mang tính chất xã hội rộng lớn, nhằm phá bỏ những tập tục lạc hậu, giúp phụ nữ nâng cao trình độ hiểu biết, xóa bỏ những trói buộc của chế độ cũ, vươn lên thành người phụ nữ

Cuộc vận động “Mẹ hiền, Dân tốt” do Khu Đoàn PNCQ phát động được triển khai khá sâu rộng ở nhiều nơi, động viên toàn thể phụ nữ vươn lên khắc phục những tàn tích phong kiến lạc hậu, cải thiện quan hệ mẹ chồng, nàng dâu, xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ, mẹ hiền, vợ đảm, khắc phục những thành kiến lạc hậu giữa mẹ chồng và nàng dâu, lối sống hẹp hòi, đố kỵ giữa em chồng và chị dâu; xóa bỏ cách đối xử bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng; tạo sự đoàn kết, hòa thuận trong mỗi gia đình để xây dựng xã hội mới; phát huy tinh thần tự chủ của phụ nữ, đảm việc nhà, giỏi công tác xã hội, động viên chồng con đi chiến đấu.

Đoàn PNCQ còn vận động bà con xóa bỏ những tập quán lạc hậu trong việc sinh đẻ như: kiêng đẻ trong nhà, cắt cuống rốn bằng cật nứa, bằng lưỡi liềm, bọc trẻ sơ sinh bằng quân áo cũ, bẩn thỉu; người đẻ không được tắm, phải hơ lửa hàng tháng, kẻ cả mùa nóng nực, chỉ ăn muối rang, không được ăn cá, thịt, rau tươi...; phối hợp với ngành y tế bồi dưỡng kiến thức vệ sinh cho các bà mụ vườn; vận động thành lập “tổ trợ sản”, vận động phụ nữ góp công sức, trang bị, dụng cụ cho các trạm xá, nhà hộ sinh, lập tủ thuốc thôn, giúp đỡ những sản phụ có chồng đi bộ đội...

Bên cạnh công tác tăng gia sản xuất, xóa nạn mù chữ và xây dựng đời sống mới, phụ nữ các tỉnh VTD còn tích cực tham gia phục vụ kháng chiến.

Ở Cao Bằng, phong trào nhận bộ đội làm con nuôi để giúp đỡ và che mắt mật thám cũng được chị em phụ nữ cả tỉnh hưởng ứng tham gia, riêng chị em phụ nữ huyện Nguyên Bình đã có 65 bà mẹ nhận nhiều con nuôi là cán bộ và bộ đội. Tiêu biểu là cụ bà Nguyên ở Nà Vạ, Tam Kim đã nhận 12 người [31, tr. 89]. Các chị em không quản ngại khó khăn vất vả đã nhận đỡ đầu uý lạo thương binh bằng hình thức nhận thương binh làm con nuôi, em nuôi trong gia đình để chăm sóc (nhiều bà mẹ ở tận huyện Bảo Lạc nơi xa xôi hẻo lánh nhất của tỉnh cũng đã nhận 190 cán bộ, chiến sĩ làm con nuôi). Hội mẹ chiến sĩ ở các xã Thể Dục, Minh Thanh, Thành Công, Thái Học, Hân Thanh, Bắc Hợp huyện Nguyên Bình đã nhận đỡ đầu các đơn vị bộ đội, giặt giũ, khâu vá cho anh em thương

binh. HPN huyện Nguyên Bình huy động tới 4.435 chị em tham gia vận tải, sửa đường tiếp tế [31, tr.97-98] và ủng hộ phong trào mùa đông binh sĩ 1.854.343 đồng, ủng hộ bộ đội địa phương 4.225 đồng, ủng hộ thương binh 25.899 đồng.

HPN Nghệ An cũng có chủ trương nhận đỡ đầu các đơn vị bộ đội trong tỉnh. Cơ quan Tỉnh HPN Nghệ An bấy giờ đã nhận đỡ đầu trung đoàn 57, bộ đội chủ lực của tỉnh. Ngay từ đầu năm 1947 Tỉnh đoàn PNCQ đã cử đoàn đại biểu do chị Hồng Phương dẫn đầu lên mặt trận Mường Xén để thăm hỏi động viên anh em chiến sĩ của trung đoàn. Việc làm này có tác dụng thắt chặt tình đoàn kết quân dân và cổ vũ tinh thần chiến đấu của bộ đội. Trong phong trào đỡ đầu bộ đội, TW giao cho Nghệ An huy động 21 triệu đồng. HPN các cấp đã có đóng góp lớn trong việc tuyên truyền, vận động chị em tích cực hưởng ứng. Kết quả toàn tỉnh đã đạt được 28 triệu đồng.

Trong các cuộc vận động đóng Đảm phụ quốc phòng (1947), mua công phiếu kháng chiến (6 - 1948), cuộc vận động hiến điền và cấp dưỡng cho bộ đội địa phương (4 - 1949) do HPN và Hội mẹ chiến sĩ làm nòng cốt, các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh đã hăng hái tích cực tham gia và đã có những đóng góp xuất

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đang ở vùng tự do trong kháng chiến chông thực dân pháp xâm lược từ 1946 1954 (Trang 27 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)