Quá trình chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng ở vùng tự do giai đoạn 1950

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đang ở vùng tự do trong kháng chiến chông thực dân pháp xâm lược từ 1946 1954 (Trang 58 - 82)

2.2.1 Quá trình chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng từ năm 1950 đến năm 1952

Xây dựng và củng cố tổ chức Hội: Sau Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất, sau khi thống nhất các tổ chức phụ nữ, bộ máy tổ chức của cơ quan TW Hội LHPN Việt Nam cũng được kiện toàn. Lúc này, bộ máy tổ chức của Hội gồm có Ban thường trực TW Hội và 6 ban chuyên môn, đơn vị. Bao gồm: Ban Văn phòng; Ban tổ chức; Ban Liên lạc quốc tế; Ban tuyên huấn; Ban Nghiên cứu kiểm tra và Báo Phụ nữ Việt Nam.

Mỗi phòng ban, đơn vị trực thuộc cơ quan TW Hội LHPN Việt Nam đảm nhiệm các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, Ban thường trực TW Hội là cơ quan thay mặt BCH TW Hội lãnh đạo mọi công tác của Hội, giữa khoảng hai kỳ Hội nghị BCH TW.

Văn phòng có nhiệm vụ giúp Đảng Đoàn; Ban thường trực nắm tình hình phong trào và kịp thời giải quyết, uốn nắn, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện chủ trương chương trình công tác được giao của các cấp Hội, các Ban; Tổng hợp viết Báo cáo định kỳ, các văn bản chung của Hội, chuẩn bị Hội nghị BCH. Văn phòng còn là bộ phận Trung tâm phối hợp công tác và giúp cho các Ban hoạt động thuận lợi.

Ban tổ chức có nhiệm vụ nghiên cứu và tiến hành các Hội nghị tổ chức cơ sở ở nông thôn bàn về tổ chức, lề lối làm việc, quy định nhiệm vụ của BCH

Hội. Tham mưu về nhân sự, thành phần, tỷ lệ Đại hội; quản lý cán bộ trong cơ quan TW Hội, kết hợp cả công tác Đảng, các ngành trực thuộc, các tỉnh Hội, nắm tình hình tư tưởng của cán bộ, điều động cán bộ; chấp hành các chế độ, chính sách đối với cán bộ. Đề xuất ý kiến về cán bộ giúp cho Đảng Đoàn trong công tác lãnh đạo; nghiên cứu nội dung sinh hoạt của các tổ phụ nữ cơ sở cho phù hợp. Phân công cán bộ đi công tác các tỉnh, thành, cơ sở.

Ban liên lạc Quốc tế có nhiệm vụ mở rộng hoạt động và tuyên truyền thành tích của phụ nữ ra các nước, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của phụ nữ các nước đối với cuộc đấu tranh của Việt Nam. Tăng cường đoàn kết với phụ nữ các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng đoàn kết đối với các nước dân tộc độc lập châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh, lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh của phụ nữ các nước. Chú trọng học tập kinh nghiệm công tác vận động phụ nữ các nước anh em, cung cấp tài liệu tuyên truyền cho các nước thường xuyên, kịp thời, tuyên tuyền phổ biến thành tích lao động của phụ nữ các nước, giáo dục tinh thần quốc tế sâu rộng trong PNVN.

Ban tuyên huấn có nhiệm vụ giáo dục làm thế nào cho toàn thể phụ nữ Việt Nam có một tinh thần dân tộc, dân chủ và quốc tế thể hiên. biểu hiện rõ nhiệm vụ đối với công cuộc tổng phản công và chế độ dân chủ nhân dân; hiểu rõ PTPN Việt Nam, PTPN thế giới và sự liên quan giữa hai phong trào, hiểu rõ vai trò của Hội LHPN Việt Nam, chủ trương xây dựng Hội và nhiệm vụ của mình đối với Hội; hiểu rõ chính sách, pháp luật và vấn đề giải phóng phụ nữ, bảo vệ nhi đồng.

Ban nghiên cứu kiểm tra có nhiệm vụ đi sát đối với địa phương để nghiên cứu hiểu rõ phong trào về mọi mặt, kiểm tra, đánh giá. Tham gia ý kiến, hướng dẫn địa phương thực hiện Chỉ thị, NQ của Đảng Nhà nước và Hội.

Báo Phụ nữ Việt Nam tiếp tục được chấn chỉnh nội dung và tổ chức tờ báo để tuyên truyền và lãnh đạo PTPN, đồng thời giáo dục hội viên và các cấp coi tờ báo là cơ quan ngôn luận của mình.

Ở trong nước, từ sau khi Đoàn PNCQ hợp nhất vào Hội LHPN Việt Nam thành một tổ chức chính trị duy nhất của các tầng lớp phụ nữ, đến năm 1951, số hội viên đã lên tới 3 triệu người. Thời kỳ này, Hội cũng phát động các phong trào thi đua yêu nước, giết giặc, động viên cao nhất chị em phụ nữ ở cả hậu phương và tiền tuyến vào giai đoạn sống còn của cuộc kháng chiến.

Ở hậu phương, chị em phụ nữ các VTD tích cực tham gia vào việc xây dựng và bảo vệ hậu phương, đồng thời chi viện cho tiền tuyến.

Tại VTD Thanh - Nghệ - Tĩnh, việc tăng cường tiềm lực hậu phương được triển khai một cách toàn diện và thu được thắng lợi trên nhiều mặt. Trên mặt trận sản xuất. Nghị quyết hội nghị mở rộng Đảng bộ tỉnh (tháng 7 - 1950) đã đề ra nhiệm vụ cho Thanh Hoá phải: “Tích cực động viên toàn lực, toàn dân tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống nhân dân và giải đáp cho nhu cầu thiết yếu của giai đoạn mới” [4, tr. 90] .

Chấp hành NQ của Đảng bộ tỉnh, phong trào thi đua tăng gia sản xuất sôi nổi, mạnh mẽ trong tỉnh. Các tập đoàn đổi công, hợp công như Yên Phú (Yên Định), Mậu Thôn (Triệu Sơn), Trình Thôn (Hoằng Hoá), Lai Xá (Quảng Xương) đã phát huy sức mạnh của tập thể, chiến đấu vượt qua những khó khăn do thiên tai, dịch hoạ gây ra, duy trì sản xuất, không ngừng đưa năng xuất lên cao. Điển hình tổ đổi công anh hùng Trịnh Xuân Bái, một đơn vị tiêu biểu, dẫn đầu trong tỉnh đạt năng suất lúa cao.

Từ năm 1951, nông dân Thanh Hoá sổi nổi hưởng ứng chính sách thuế nông nghiệp của Nhà nước, đặt chế độ thuế khoá dân chủ, bước đầu sản xuất được lương thực, bảo đảm yêu cầu của kháng chiến và khuyến khích nông dân sản xuất. Trong bốn năm 1951 - 1954 chúng ta đã thu được 261.727 tấn 762 ki lô gam thóc thuế nông nghiệp [4, tr. 91].

Hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất do Tỉnh uỷ Bình Định phát động, phong trào đẩy mạnh sản xuất tự túc và xây dựng VTD của phụ nữ Bình Định phát triển mạnh. Với khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng”, phong trào khai hoang phục

núi. Cùng với phong trào khai hoang, Tỉnh ủy kịp thời chủ trương phát triển cây lúa và đẩy mạnh phát triển cây bông, hoa màu, nâng diện tích trồng bông toàn tỉnh từ 2.000 mẫu đến 4.000 mẫu vào năm 1949 - 1951, sản lượng bông thô từ 200 đến 410 tấn, sản lượng sợi hàng tháng từ 20 - 25 tấn (gấp 1,5 lần sợi của tỉnh Quảng Ngãi) đáp ứng nhu cầu vải mặc cho nhân dân.

Hệ thống thủy nông rất quan trọng cho thâm canh tăng năng suất, đảm bảo nhu cầu lương thực cho tiền tuyến. Nhiều công trình thủy lợi ra đời. Hệ thống thủy nông sông Lại Giang, sông Phù Ly, sông Côn được củng cố và xây dựng. Nhân dân đã đóng góp hàng triệu ngày công để tu bổ, làm mới thêm nhiều mương máng, đắp bờ ngăn mặn, đặt máy bơm nước để tăng diện tích tưới. Hàng chục vạn lượt phụ nữ và nông nhân khắp các địa phương đã đắp 1.070 đập bồi, 128 đập chứa, 3.580 bờ xe, 323 xe nước đạp chân, 305 guồng nước, 780 gầu sòng, 6.270 ao giếng, đào vét hàng trăm km mương nội đồng, đã tăng lượng nước tưới cho 7.000 mẫu. Mương dẫn nước Phú Triêm và An Dưỡng (Hoài Nhơn) đảm bảo tưới tiêu cho 2.500 mẫu lúa vụ tháng 10.

Nhờ giải quyết tốt nguồn nước và các nguồn phân bón như phân chuồng, phân xanh... ruộng đất không những tăng vụ mà năng suất lúa cũng ngày càng cao. Riêng diện tích cây lúa từ 3.400 mẫu năm 1949 đã tăng lên 24.500 mẫu năm 1951. Sản lượng đạt từ 400 tấn năm 1949 tăng lên 15.000 tấn năm 1951, năng suất bình quân từ 4,2-5,2 tạ/mẫu/năm, góp phần ổn định đời sống VTD.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phạm Văn Đồng “mỗi người trồng một cây bông vải, mỗi nhà trồng 10 cây”, phong trào trồng bông phát triển mạnh, nên nghề kéo sợi, dệt vải thủ công truyền thống được khôi phục và mở rộng. Từ năm 1951, nghề kéo sợi đã phát triển ở 23 xã với 35.000 lao động, năm 1953 thu hút 45.000 lao động đại bộ phận lao động là cụ già, em gái 12 - 13 tuổi. Thị trấn Bình Định, Đập Đá, Bồng Sơn, An Thường là những nơi dệt tập trung và làm những mặt hàng nổi tiếng như; đũi, lụa, nhiễu. Ở Bồng Sơn, An Thường sản xuất, lãnh, tút-xo. Ở Đập Đá có vải xita. Vải xita Bình Định trở thành thứ vải nổi tiếng ở khu V.

Việc phát triển các ngành nghề thủ công cũng đã góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống nhân dân ở hậu phương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngành sản xuất công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp quốc phòng) do Nhà nước quản lý cũng không ngừng phát triển đóng góp to lớn cho công cuộc kháng chiến trên các chiến trường.

Ở đây phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động được đẩy mạnh và chị em phụ nữ đã có những đóng góp lớn. Một số chị em có sáng kiến cải tiến kỹ thuật và đạt năng suất cao, được bầu làm chiến sĩ thi đua toàn quốc, toàn ngành, toàn tỉnh. Tiêu biểu là chị Trương Thị Xin, công nhân quân giới xưởng Đặng Thái Thân có sáng kiến làm dây cháy chậm dùng cho các quả lựu đạn, mìn, bộc phá hẹn giờ chính xác. Từ chỗ cắt từng dây một, chị đã có sáng kiến cải tiến công nghệ gộp nhiều dây lại, cắt hàng loạt, tăng năng xuất 437% và bảo đảm độ an toàn cao. Chị đã được bầu là chiến sĩ thi đua nghành quân giới và đi đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất. Năm 1950, chị được cử vào đoàn thanh niên Việt Nam đi dự đại hội liên hoan thanh niên quốc tế ở Béc-lin (Cộng hoà Dân chủ Đức).

Chị Đỗ Thị Kim Qui, công nhân xưởng may quân khu, là thợ cắt may quần áo bộ đội. Từ chỗ cắt từng chiếc, chị đã có sáng kiến cắt bìa mẫu, gập nhiều lần vải lại đặt bìa mẫu lên rồi cắt theo mẫu. Nhờ có sáng kiến đó, chị đã tăng năng xuất gần 300%, được bầu làm chiến sĩ thi đua ngành quân nhu năm 1950. Nhân ngày quốc tế lao động 1 - 5 - 1951, chị được cử sang dự lễ khai mạc ở Mátxcơva (Liên Xô).

Các chị Đậu Thị Nhàn và Trần Thị Thanh, công nhân xưởng giấy Đông Nam cũng có sáng kiến cải tiến thao tác, kỹ thuật tăng năng xuất cao. Chị Nhàn đã có sáng kiến gấp mép vải khi cho lên khuôn xéo giấy vừa nhanh vừa gọn khi chải cũng như khi lấy tấm vải ra để giấy xong. Nhờ đó, năng xuất tăng 170%. Chị Trần Thị Thanh trong nhóm sản xuất xà phòng đã có sáng kiến tận dụng Côlôphan làm giấy cùng một số nguyên liệu khác làm ra xà phòng giặt mang

nhãn hiệu Đông Nam. Loại xà phòng này được cán bộ và nhân dân hồi đó rất ưa dùng. Cả hai chị em cùng được bầu làm chiến sĩ thi đua nghành giấy năm 1951.

Chị Tôn Nữ Trịnh Hoài, nhân viên nghành bưu điện có sáng kiến kê miếng gỗ để cách điện dưới phin bằng thuỷ tinh (lọ này phải nhập ngoại rất đắt tiền). Trước đó cứ mỗi lần giông sét đánh thường đánh vỡ, phải thay lọ khác.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hội LHPN Việt Nam, phụ nữ đã tích cực ủng hộ và tham gia vào cải cách ruộng đất. Qua đấu tranh cải cách ruộng đất, phụ nữ đã thoát khỏi những ràng buộc của tập quán phong kiến, từ đó người phụ nữ Việt Nam, mà đa số xuất thân từ giai cấp nông dân đã có điều kiện phát triển được năng lực của mình, góp phần vào việc làm chủ nông thôn và làm chủ đồng ruộng… Chỉ tính riêng trong 100 xã tiến hành cải cách ruộng đất đợt 2 ở tỉnh Phú Thọ, đã có 132 phụ nữ được bầu vào ủy ban hành chính xã. Trong 85 xã đã cải cách ruộng đất có 15 chủ tịch và phó chủ tịch, 14 chính trị viên xã đội và xã đội trưởng, 5 trưởng công an xã… gần 40.000 nữ hội viên nông hội được kết nạp. Trong cơ quan lãnh đạo Đảng có nhiều phụ nữ, có 75 chị là đảng ủy viên và chi ủy viên [85, tr. 141].

Để tạo điều kiện cho chị em ở nông thôn cũng như ở các xí nghiệp, cơ quan yên tâm sản xuất, công tác. Các nhóm gửi trẻ, giữ trẻ đã ra đời. Các nhóm này lúc đầu chỉ là những nhóm nhỏ và làm một công việc đơn giản là trông giữ các cháu, khi có máy bay địch đến thì đưa các cháu xuống hầm trú ẩn để mẹ các cháu yên tâm sản xuất công tác. Dần già về sau, công việc chăm sóc ăn uống cho các cháu mới được đặt ra và giải quyết. Cứ thế công việc gửi trẻ, giữ trẻ phát triển dần lên cả về qui mô lẫn chức năng và nội dung hoạt động.

Nhóm giữ trẻ ở xã Giai Lạc (Yên Thành) bấy giờ đã có thành tích xuất sắc được coi là lá cờ đầu của phong trào này ở Nghệ An. Giai Lạc (nay thuộc huyện Hậu Thành) là một địa phương thuộc vùng chiêm chũng của huyện Yên Thành. Đây là một xã đông dân, ruộng đất nhiều, nhưng sức lao động lại thiếu. Phụ nữ ở đây thường đẻ nhiều, đẻ dày, trẻ em thiếu người trông coi. Để giải quyết tình trạng này, HPN xã đã bàn với chính quyền địa phương giúp hội lập

các tổ đổi công giữ trẻ, để chị em yên tâm soản xuất. Được sự đồng tình giúp đỡ của cán bộ xã, chị em đã lập được 5 nhóm đầu tiên ở chòm Phượng Tô, và nhóm hoạt động tốt. Sau đó phát triển dần sang các chòm khác.

Đến cuối năm 1952, toàn xã đã lập 50 nhóm đổi công giữ trẻ. Nhờ có các tổ đổi công giữ trẻ, mỗi ngày Gia Lạc tiết kiệm được 120-130 công lao động. Trẻ em có người trông nom chăm sóc cũng đỡ nheo nhóc, bẩn thỉu. Mẹ các cháu có thì giờ để làm việc đồng áng. Quan hệ xóm riềng do đó cũng ngày càng gắn bó, thân thiết hơn. Năm 1952, phong trào lập tổ đổi công giữ trẻ của xã Giai Lạc được TW Hội LHPN Việt Nam tặng bằng khen và tuyên dương để cả nước học tập. Nhóm giữ trẻ của bà mẹ Nga ở xã Hưng Tân (Hưng Nguyên) bấy giờ tuy qui mô nhỏ hẹp hơn nhưng cũng là một điển hình tốt đầu tiên của phong trào nhóm gửi trẻ.

Cũng trong thời kỳ này, Tỉnh HPN Nghệ An phối hợp với Ty cứu tế xã hội thành lập một Dục anh viện (trại trẻ) để nuôi dạy con em các liệt sĩ, các cháu mồ côi, con em các cán bộ công tác ở xa. Trại này đặt ở giăng thuộc xã Thanh Tiên (Thanh Chương) do chị Nguyễn Thị Kỳ, nữ chiến sĩ cách mạng từ 1930 - 1931, Uỷ viên BCH Tỉnh HPN phụ trách. Dục anh viện đã thu hút được khoảng 100 cháu. Hoàn cảnh bấy giờ tuy rất khó khăn thiếu thốn nhưng các chị phụ trách vẫn cố gắng đảm bảo một chế độ cung cấp tối thiểu cho mỗi cháu hằng ngày 4 lạng gạo, mỗi năm 2 bộ quần áo. Các chị đã phải cấy lúa trồng khoai, trồng rau, nuôi lợn, gà, kiếm thêm cá tôm ở sông, suối để đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng cho các cháu. Các chị đã biến Dục anh viện thành một gia đình lớn đông vui đầy tình thương, mà chị kỳ được các cháu coi như mẹ ruột của mình. Về sau các cháu ở đây đều đã trưởng thành về mọi mặt, trở thành những cán bộ tốt của quân đội và các ngành khác.

Không chỉ đảm nhận trọng trách xây dựng hậu phương kháng chiến, chị em phụ nữ Việt Nam còn tham gia phục vụ chiến trường. Trong hoạt động này chị em phụ nữ đã có những đóng góp xuất sắc. Bộ đội đi đến đâu, ở đó có HPN

chiến đấu. Sức lao động bền bỉ và khéo léo của phụ nữ đã được đưa ra tiền tuyến, đào đường cản bước tiến của địch, rồi lại đắp đường cho bộ đội ta tiến quân, săn sóc thương binh ở hậu tuyến và mặt trận, tải gạo, đạn dược ra tiền tuyến và mang chiến lợi phẩm; chuyển thương binh từ tiền tuyến trở về… Và

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đang ở vùng tự do trong kháng chiến chông thực dân pháp xâm lược từ 1946 1954 (Trang 58 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)