Đánh giá chung

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đang ở vùng tự do trong kháng chiến chông thực dân pháp xâm lược từ 1946 1954 (Trang 82 - 93)

3.1.1 Về thành tựu và nguyên nhân

Thành tựu thứ nhất của công tác vận động phụ nữ của Đảng thời kỳ 1946 - 1954 là đã huy động được đông đảo chị em phụ nữ ở VTD tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến kiến quốc, xây dựng hậu phương vững mạnh góp phần đưa cuộc kháng chiến đi tới thắng lợi.

Phụ nữ là một lực lượng đông đảo, chiếm phần đông dân số, chị em bị áp bức bóc lột nhiều nhất nên rất căm thù đế quốc, phong kiến. Do đó đối với cuộc cách mạng từ trước đến nay, chị em đã quyết tâm tham gia và đã tỏ ra có nhiều khả năng đóng góp vào sự thành công của cuộc cách mạng.

Trong thời kỳ bí mật, dưới sự lãnh đạo của Đảng các cuộc khởi nghĩa như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ, Bắc Sơn… mặc dù bị địch khủng bố phong trào tan rã nhưng chị em vẫn tham gia tích cực hăng hái hoạt động. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ cùng toàn dân cướp chính quyền, lật đổ chế độ đế quốc phong kiến, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.

Trong 9 năm kháng chiến chị em đã đưa hết sức mình để tham gia kháng chiến. Trong vùng địch, chị em hoạt động xây dựng cơ sở, bảo vệ cán bộ giữ chồng con không cho địch bắt đi lính. Nhiều chị em tham gia du kích đấu tranh chống địch đội nữ du kích Hoàng Ngân chiến đấu rất hăng, lập nhiều thành tích, được Chính phủ tặng thưởng Huân chương chiến công hạng 3. Ở Nam bộ từ những đội tự vệ canh gác dần dần chị em tham gia chiến đấu. Chị em công nhân trong vùng địch đấu tranh chống chế độ hà khắc, thải thợ, đòi tăng lương.

Ở VTD các chị em cũng tích cực tham gia các hoạt động sản xuất và phục vụ chiến đấu, tích cực thực hiện tăng năng suất cải tiến kỹ thuật để làm nên những thằng lợi quan trọng trên các mặt trận, có rất nhiều chiến sĩ trong ngành công nghiệp, nông nghiệp được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua. Ở nông thôn chị em đem hết khả năng lao động của mình tích cực sản

con ra tiền tuyến. Trong công tác dân công phục vụ chiến trường, kiến thiết cầu đường và mọi mặt công tác khác chị em tham gia rất đông đảo.

Thắng lợi của các chiến dịch lớn trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là kết quả của hệ thống đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng. Trong đó có vai trò vô cùng quan trọng của đường lối vận động phụ nữ đúng đắn, sáng tạo. Thắng lợi này đã đem lại sự độc lập tự do cho nhân dân trong đó có đông đảo tầng lớp phụ nữ trong xã hội.

Thứ hai, công tác vận động phụ nữ của Đảng ở VTD đã tạo ra những phong trào thi đua yêu nước trong mọi tầng lớp phụ nữ, lôi cuốn phong trào toàn dân tham gia kháng chiến kiến quốc.

Thực tế qua 9 năm kháng chiến, Hội LHPN Việt Nam các cấp đã tập hợp được đông đảo chị em phụ nữ vào cuộc đấu tranh chung, vừa nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân vừa có mục tiêu giải phóng phụ nữ, nâng cao vị thế của giới mình ngoài xã hội cũng như trong gia đình và cải thiện dân sinh, dân chủ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hội LHPN các tỉnh, PTPN ở các tỉnh VTD đã phát triển mạnh mẽ, ngoài các phong trào chung do Đảng và HPN phát động, ở hầu hết các tỉnh VTD đều có các phong trào đặc trưng như: phong trào “Một tháng gia nhập dân quân” của phụ nữ Nghệ An, phong trào“Đội dân quân văn hóa” của phụ nữ Hà Tĩnh, đặc biệt là phong trào “phụ nữ chức nghiệp” của Hội LHPN các tỉnh Liên khu V với nhiều nội dung phong phú trong đó nổi bật là phong trào “thi đua trồng vồng khoai kháng chiến”, “thi đua nuôi con gà kháng chiến” của chị em phụ nữ hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi…

Thứ ba, qua việc động viên đông đảo phụ nữ vào các hoạt động sản xuất, công tác, chiến đấu xây dựng và bảo vệ VTD, Đảng đã tạo điều kiện cho chị em thể hiện vai trò của mình, nâng cao vị thế bình đẳng cho phụ nữ trong chế độ mới.

Phụ nữ ta đại bộ phận là phụ nữ nông dân, công nhân, bản chất cần cù lao động cho nên có rất nhiều khả năng sản xuất. Từ trước đến nay chị em tham gia sản xuất nhiều, nhưng hiện nay cần vận động chị em tham gia sản xuất nhiều hơn nữa. Chị em nông dân sau cải cách ruộng đất được chia ruộng đất, nhưng chưa phải có ruộng đất là đời sống được đảm bảo. Mà phải ra sức sản xuất để làm ra nhiều thóc gạo cung cấp cho đời sống gia đình được đầy đủ, nước nhà giàu mạnh. Mặt khác phụ nữ có tham gia lao động sản xuất thì địa vị mới được đề cao, và mới có điều kiện học tập tiến bộ tham gia mọi mặt công tác xã hội.

Muốn cho sản xuất được tốt có nhiều kết quả cần phải vận động phụ nữ tham gia vào các tổ đổi công, hợp tác xã để xây dựng lề lối làm ăn tập thể, hợp tác tương trợ theo sự hướng dẫn của Chính phủ. Trong nhân dân nói chung có người có ruộng đất muốn làm ăn riêng rẽ, làm theo lối cũ, do đó ảnh hưởng đến con đường tiến lên của nông dân dưới chế độ mới. Chúng ta nhận thấy rằng: chỉ có làm ăn theo lối tập thể, hợp tác tương trợ thì mới giải quyết được những khó khăn thiếu nhân công, hoặc khi sinh đẻ, ốm đau… đồng thời tập thể còn giúp đỡ để cải tiến kỹ thuật, làm tăng năng suất về hoa mầu, tăng thêm thu hoạch làm cho đời sống gia đình ngày thêm no đủ, nước nhà ngày thêm giàu mạnh.

Giai cấp bóc lột trong xã hội ta đã căn bản được xoá bỏ, chị em đã thoát khỏi chế độ áp bức bóc lột phong kiến tư sản. Cùng với toàn dân chị em phụ nữ đã làm chủ tư liệu sản xuất và tham gia ngày càng đông vào các ngành sản xuất xã hội. Chị em nông dân, thợ thủ công đã tham gia lao động sản xuất tập thể trong các tổ đổi công, vần công góp phần nâng cao địa vị bình đẳng về kinh tế của chị em trên các mặt: việc làm ngang nam giới, hưởng thu ngang nam giới, chị em cũng tham gia vào các cơ quản quản lý sản xuất của xí nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước từ TW đến địa phương ngày càng nhiều…

Địa vị bình đẳng về kinh tế và chính trị là tiền đề rất cơ bản để chị em phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng về văn hoá, xã hội. Về văn hoá, phụ nữ đã

càng cao hơn, nữ sinh các trường phổ thông tăng lên chiếm 40%. Về xã hội: Quyền độc lập về kinh tế cũng đã bước đầu giúp chị em thực hiện quyền bình đẳng trong gia đình. Nhiều chị em không còn bị mang tiếng ăn bám chồng. Hiện tượng khinh rẻ, ngược đãi, đánh đập vợ đã giảm đi hẳn. Các nhóm trông trẻ được thành lập ở nhiều nơi đã giúp chị em giảm nhẹ phần nào gánh vác việc gia đình.

Nhằm nâng cao hơn nữa địa vị của người phụ nữ trong việc tham gia sản xuất và các mặt công tác xã hội, Đảng đã đặc biệt chú ý giải quyết những khó khăn cho phụ nữ như: bệnh tật, con cái, sinh đẻ… đó là những trở ngại lớn làm cho phụ nữ chậm tiến bộ, khó tham gia công tác. Từ trước đến nay, Chính phủ cũng đã chú ý đến quyền lợi phụ nữ, nhằm giải quyết những khó khăn cho phụ nữ như: lập các nhà hộ sinh, đào tạo nữ hộ sinh, y tá, tổ chức phòng bệnh chữa bệnh cho phụ nữ… Nhưng như thế vẫn chưa đủ mà chủ yếu là phải do tất cả phụ nữ chúng ta cũng phải tham gia công tác xã hội như: lập tổ đổi công giữ trẻ, tương trợ nhau khi sinh đẻ, tuyên truyền vận động cho mọi người cùng biết giữ gìn vệ sinh phòng bệnh… để giải quyết những khó khăn riêng biệt của phụ nữ thì phụ nữ mới có đầy đủ sức khỏe, yên tâm sản xuất.

Bên cạnh đó, phụ nữ cũng còn phải đấu tranh với những tư tưởng bất bình đẳng trong gia đình, giải quyết những vấn đề vợ cả, vợ lẽ, vấn đề tảo hôn, ảnh hưởng của chế độ cũ để lại cũng làm trở ngại phần lớn cho sự tiến bộ của chị em. Đối với các vấn đề trên cán bộ phải chú ý giúp đỡ chị em giải quyết được tốt, làm cho gia đình hòa thuận, quyền về tự do kết hôn được đảm bảo, trường hợp chị em xin ly dị một cách chính đáng cũng cần giúp chị em giải quyết được tốt. Cán bộ phụ nữ cần thông cảm những khó khăn về sức khỏe và con cái của chị em mà chú ý giải quyết. Có như thế mới vận động phụ nữ sản xuất và tạo điều kiện chị em nông thôn tham gia học tập và thực hiện mọi mặt công tác khác được tốt.

Thứ tư, các quan điểm, chủ trương vận động phụ nữ của Đảng đã nâng cao nhận thức về chính trị, văn hóa, xã hội cho chị em thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi nhất là các chị em phụ nữ lao động.

Từ cách mạng tháng Tám đến nay, Đảng và Chính phủ đã chú ý giáo dục, giác ngộ về chính trị và chú ý vận động phụ nữ học văn hóa, vì học văn hóa có lợi ích thiết thực cho công ăn việc làm hàng ngày của chị em như việc tính toán, đọc sách báo để nâng cao sự hiểu biết của mình về cải tiến kỹ thuật, cách giữ vệ sinh nuôi dạy con cái… Do đó trình độ giác ngộ của chị em đã có sự tiến bộ rõ rệt. Hơn nữa, việc vận động phụ nữ đi học tập hội họp đã giúp cho phụ nữ tiến bộ, để thoát khỏi những hủ tục mê tín và bất bình đẳng ở nông thôn.

Nói tóm lại muốn vận động phụ nữ tham gia cách mạng phải tuyên truyền giáo dục làm cho phụ nữ thấy rõ quyền lợi thiết thân, nhiệm vụ đối với cách mạng, vận động chị em tham gia lao động sản xuất giải quyết những khó khăn cho chị em tham gia học tập văn hóa, chính trị nâng cao trình độ giác ngộ cho phụ nữ làm cho địa vị phụ nữ dần dần được đề cao, khả năng cách mạng được phát triển để làm cho lực lượng cách mạng càng ngày càng mạnh mẽ.

Dưới chế độ thực dân phong kiến chị em là những người bị áp bức bóc lột vô cùng khổ cực hơn cả, nên chị em vô cùng cảm phẫn và quyết tâm đánh đổ tiêu diệt nó. Do đó trong 9 năm đấu tranh đa số chị em đã tỏ rõ tinh thần tích cực đấu tranh và lập nhiều thành tích hơn cả. Hầu hết các nữ anh hùng và chiến sĩ thi đua đều ở thành phần công nông lao động. Chị em lại chiếm số đông hơn các thành phần khác, nên cần phải dựa vào chị em, dùng chị em làm nòng cốt cho PTPN thì mới vững vàng và tiến triển. Nói như thế không phải là phụ nữ ở các tầng lớp khác kém tinh thần, chị em cũng có thành tích trong công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ hòa bình. Nhưng phải nhận thức rằng vì chị em ít khổ cực hơn chị em công nông nên lòng căm thù và tinh thần tích cực đấu tranh bền bỉ có kém hơn.

Thứ năm, công tác vận động phụ nữ của Đảng ở VTD đã làm cho tổ chức HPN ngày càng được củng cố, thống nhất, đội ngũ cán bộ phụ nữ ngày càng đông đảo và có chất lượng tốt.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là từ sau Đại hội hợp nhất các tổ chức phụ nữ thành lập Hội LHPN Việt Nam ở cấp TW và các địa phương, bộ máy tổ chức của Hội LHPN Việt Nam được kiện toàn thành một hệ thống thống nhất từ TW đến các Liên khu và các tỉnh thành. Bộ máy cơ quan TW Hội cũng được kiện toàn với những ban chuyên môn, đơn vị có chức năng và nhiệm vụ riêng.

Do tổ chức Hội được thống nhất và củng cố mà hoạt động của HPN các cấp từ cuối năm 1950 trở đi cũng có nhiều bước tiến với nhiều phong trào tiêu biểu. Số lượng hội viên và đội ngũ cán bộ nữ tham gia trong bộ máy chính quyền và tổ chức Đảng các cấp ngày càng đông. Phần lớn các ngành cứu tế xã hội đều do phụ nữ đảm nhiệm. Qua thực tế lãnh đạo PTPN, hàng chục vạn cán bộ nữ làm công tác tổ trưởng, phân chi trưởng, chấp hành phân chi, chấp hành các cấp tận tụy công tác, không quản gian nan nguy hiểm, bám sát cơ sở, bám sát quần chúng, chăm lo bảo vệ quần chúng, được quần chúng tin yêu, giúp đỡ. Được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng, chị em không những làm được công tác Hội, mà còn được cử tham gia các huyện đội, xã đội, dân quân, tòa án, công an, địch vận… Một số chị em bị giặc bắt và tra tấn hết sức dã man nhưng vẫn giữ vững khí tiết cách mạng. Một số chị đã anh dũng hy sinh.

Nguyên nhân thắng lợi.

Công cuộc vận động giải phóng phụ nữ ở VTD thu được những thắng lợi căn bản là do Đảng ta đã rất quán triệt quan điểm độc lập dân tộc và giải phóng giai cấp trong công cuộc vận động phụ nữ, thể hiện rõ qua các giai đoạn cách mạng.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tỏ rõ thiện chí, cố gắng làm những việc có thể để đẩy lùi chiến tranh, nhưng với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp thi hành chính sách việc đã rồi, tăng cường khiêu khích, lấn chiếm và nổ súng

xâm lược nước ta một lần nữa. Lịch sử đặt dân tộc ta trước một sự lựa chọn mới. BTV TW Đảng đã họp mở rộng tại làng Vạn Phúc do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã kịp thời hạ quyết tâm phát động toàn dân kháng chiến và chủ động mở cuộc giao chiến lịch sử trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội. Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi. Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước... Dự phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta” [63, tr. 480]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là lời hịch cứu quốc, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân ta; làm cho cả nước sục sôi đứng lên chiến đấu với ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, vì độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngay khi kháng chiến vừa bùng nổ, Đảng đã kịp thời công bố đường lối cho cuộc kháng chiến. Đã là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lừu dài, dựa vào sức mình là chính. Mục đích kháng chiến: “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”. Tính chất kháng

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đang ở vùng tự do trong kháng chiến chông thực dân pháp xâm lược từ 1946 1954 (Trang 82 - 93)