Một số đặc điểm và kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đang ở vùng tự do trong kháng chiến chông thực dân pháp xâm lược từ 1946 1954 (Trang 93 - 114)

Thứ nhất, công tác vận động phụ nữ của Đảng ở VTD trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 được tiến hành song song, gắn liền với công tác vận động quần chúng nhân dân nói chung nhằm đưa kháng chiến tới thắng lợi.

Trước năm 1945, Đảng đã chủ trương vận động thành lập các tổ chức của phụ nữ để lãnh đạo PTPN như: thành lập các ban phụ nữ, phụ nữ hiệp hội, phụ nữ vận động, ban uỷ viên phụ nữ, HPN dân chủ, HPN giải phóng… Các tổ chức phụ nữ này đã đại diện cho phụ nữ trong việc đòi các quyền lợi chung của phụ nữ như quyền bình đẳng nam nữ hay những nhu cầu thiết thực khác của phụ nữ cũng như việc vận động phụ nữ tham gia luyện tập quân sự, nuôi dấu và bảo vệ cán bộ cách mạng. Trong giai đoạn này, bước đầu Đảng đã chú ý đến việc đào tạo cán bộ phụ nữ. Từ khi có Mặt trận Việt Minh, có Hội PNCQ, nhìn chung sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với phong trào và tổ chức HPN là thường xuyên, đúng tầm mức. Hầu như mọi cấp bộ Đảng đều có bộ phận trong cấp ủy hay có cấp ủy viên được lập ra, được phân công chuyển về công tác phụ vận.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), để thực hiện nhiệm vụ của hậu phương chiến tranh, Đảng đã chú ý đến việc củng cố về mặt tổ chức của phụ nữ trong đó có việc thành lập Hội LHPN Việt Nam thống nhất trên phạm vi cả nước là một thành công lớn của Đảng và Nhà nước ta.

Trong giai đoạn 1946 - 1950, Đảng đưa ra chủ trương vận động phụ nữ tăng gia sản xuất thay thế nam giới ra tiền tuyến; tham gia phục vụ kháng chiến và chiến đấu cũng như góp phần chi viện cho tiền tuyến. Để thực hiện nhiệm vụ này Đảng đã chủ trương tạo mọi điều kiện cho chị em phụ nữ tham gia hoạt động cách mạng như săn sóc nuôi nấng con nhỏ cho các cán bộ nữ, trợ cấp cho phụ nữ trước và sau khi sinh đẻ, vận động chị em học hành để nâng cao trình độ. Trong thời gian này, Đảng cũng bước đầu thực hiện công cuộc cải cách ruộng đất tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có đất để tăng gia sản xuất. Đặc biệt trong thời gian này Đảng tích cực vận động phụ nữ tham gia

xây dựng đời sống mới nhằm xoá bỏ những hủ tục lạc hậu và mê tín dị đoan kìm hãm sự phát triển của người phụ nữ.

Còn trong giai đoạn 1951 - 1954, Đảng tiếp tục chủ trương vận động phụ nữ tăng gia sản xuất, sang tác phát minh để phụng sự việc kháng chiến kiến quốc; tiếp tế vận tải vào miền Nam và Bình Trị Thiên trong đó phụ nữ đóng vai trò chính. Đặc biệt trong giai đoạn này, với hai nhiệm vụ cách mạng trọng tâm của cách mạng giai đoạn này là đánh giặc và cải cách ruộng đất thì việc vận động phụ nữ VTD không nằm ngoài hai nhiệm vụ trọng tâm đó. Cụ thể là trong những năm này, Đảng chú ý vận động phụ nữ trực tiếp tham gia đánh giặc, phục vụ chiến dịch, đấu tranh chống địch bắt thanh niên và phụ nữ đi lính và tham gia du kích chống địch càn quét.

Thứ hai, quá trình chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng ở VTD từ năm 1946 đến năm 1954 thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với PTPN càng ngày càng sâu sát, có chương trình, có kế hoạch cụ thể.

Sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sâu sát có chương trình, kế hoạch của Đảng đã làm cho tổ chức của phụ nữ Việt Nam đã sớm được chú ý xây dựng, phát triển. Cụ thể là tháng 10 - 1930, TW Đảng, trong Hội nghị lần thứ nhất do Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì đã có nghị quyết riêng về công tác vận động phụ nữ, với quan điểm đúng đắn, tinh thần tôn trọng, đề cao và thân thiết. Trong suốt thời kỳ 1930 đến 1941, khi có Mặt trận Việt Minh, có Hội PNCQ, nhìn chung sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với phong trào và tổ chức HPN là thường xuyên, đúng tầm mức. Hầu như mọi cấp bộ Đảng đều có bộ phận trong cấp ủy hay có cấp ủy viên được lập ra, được phân công chuyển về công tác phụ vận.

Từ năm 1946 đến năm 1954, vì nam giới phải ra trận nhiều, thiếu nhân công nên Đảng chủ trương: Công tác chính của phụ nữ là tăng gia sản xuất. Các công tác phụ thuộc của phụ nữ là cứu tế nạn dân, úy lạo bộ đội, phá hoại, chống nạn mù chữ, vận động đời sống mới, tuyên truyền kháng chiến, đánh du kích. Chú ý cải thiện sinh hoạt cho phụ nữ công nhân và nông dân. Tuy nhiên, tuỳ

vào tình hình chính trị của từng vùng, từng giai đoạn cụ thể mà chúng ta đề ra những chủ trương công tác phụ vận cho phù hợp.

Đảng còn đề ra những chủ trương riêng đối với tổ chức HPN. Đối với Đoàn PNCQ, chủ trương của Đảng là củng cố hệ thống tổ chức từ TW đến địa phương và phát triển hội viên. Bên cạnh đó, Đảng chủ trương thành lập một tổ chức rộng rãi hơn cho PNVN - thành lập Hội LHPN Việt Nam, rồi đề ra chủ trương thành lập Ban phụ vận Bắc Bộ và các Chỉ thị, chính sách về công tác dân vận, trong đó nhấn mạnh đến việc động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là công nhân, thanh niên, phụ nữ, nhi đồng ở các VTD tham gia vào việc tác chiến, tăng gia sản xuất, giúp đỡ đồng bào tản cư, điều tra tin tức cho bộ đôi, tuyên truyền kháng chiến,… Bên cạnh đó Đảng đã đề ra chủ trương chấn chỉnh các tổ chức Việt Minh trong đó có tổ chức phụ nữ và đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ nữ. Tháng 4 năm 1950, Đảng chủ trương triệu tập Đại hội Phụ nữ lần thứ nhất ở tại chiến khu Việt Bắc sáp nhập Đoàn PNCQ và Hội, tiếp nhận bộ phận nữ công nhân viên chức của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là một bộ phận của Hội LHPN Việt Nam. Sau đó, BTV TW Đảng ra thông tri thông báo về việc hợp nhất Đoàn PNCQ vào Hội LHPN Việt Nam cho toàn Đảng, toàn dân cùng biết.

Ở các VTD Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh, Nam - Ngãi - Bình - Phú, căn cứ vào chủ trương vận động phụ nữ của Hội nghị cán bộ TW Đảng, Chỉ thị của Thường vụ TW Liên khu ủy, các tỉnh, các tổ chức HPN đã huy động cán bộ tuyên truyền, vận động hội viên vào công tác cứu trợ, giúp đỡ đồng bào tản cư, nhất là đối với chị em phụ nữ, bà già, con trẻ.

Để thực hiện chủ trương trên Đảng tạo mọi điều kiện cho chị em phụ nữ tham gia hoạt động cách mạng như săn sóc nuôi nấng con nhỏ cho các cán bộ nữ, trợ cấp cho phụ nữ trước và sau khi sinh đẻ, vận động chị em học hành để nâng cao trình độ. Trong thời gian này, Đảng cũng bước đầu thực hiện công cuộc cải cách ruộng đất tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có đất để tăng gia sản

xuất và tích cực vận động phụ nữ tham gia xây dựng đời sống mới nhằm xoá bỏ những hủ tục lạc hậu và mê tín dị đoan kìm hãm sự phát triển của người phụ nữ.

Tuy nhiên, do những khó khăn khách quan, chủ quan, sự lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có nơi chưa liên tục, chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, cũng có lúc tổ chức Đảng đã làm thay chức năng của tổ chức HPN. Do đó, PTPN có nơi, có lúc chưa thật mạnh mẽ, liên tục, nhất là tổ chức HPN còn có sự bó hẹp, có nơi rời rạc, nằm trong cơ cấu của ban phụ vận của cấp ủy, chưa thành bộ phận riêng mang tính độc lập của phụ nữ.

Thứ ba, nét đặc sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng VTD từ năm 1946 đến năm 1954 là quá trình xây dựng, phát triển hai tổ chức lớn của phụ nữ đi tới thống nhất lại trong một tổ chức chung ngày càng lớn mạnh.

Có thể nói về quy mô và tính chất của các PTPN Việt Nam trong những năm 1946 - 1954 là sự tồn tại và hoạt động khá sôi động của nhiều tổ chức của phụ nữ trước khi đi đến sự thống nhất trong một tổ chức là Hội LHPN Việt Nam. Đoàn PNCQ được thành lập từ năm 1941 và là một tổ chức quần chúng của Mặt trận Việt Minh với mục đích “đoàn kết hết thảy các từng lớp phụ nữ yêu nước cùng với nhân dân đánh đuổi phát xít Nhật và Pháp ra khỏi Đông Dương, giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn PNCQ đã lãnh đạo PTPN trong cả nước góp phần đưa tới thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trong điều kiện và nhiệm vụ mới, Đoàn PNCQ đã có sự kiện toàn và phát triển. Tháng 10 - 1947, tại Việt Bắc, Hội nghị cán bộ phụ vận toàn quốc đã bầu ra BCH TW lâm thời đầu tiên của Đoàn PNCQ, đồng chí Hoàng Ngân (tên thật là Phạm Thị Vân), Khu ủy viên khu III phụ trách dân vận, Hội trưởng PNCQ khu III được bầu làm Bí thư PNCQ Việt Nam. Tiếp theo là các BCH PNCQ các xứ và các tỉnh, huyện, xã cũng được thành lập. Phong trào ngày càng phát triển, đến năm 1948 đã có 2 triệu hội viên. Phạm vi hoạt động phát triển rộng khắp các thôn xã trên toàn quốc.

Hội LHPN Việt Nam sau khi được thành lập cũng nhang chóng tiếp tục củng cố và phát triển về mặt tổ chức và ngày càng được Đảng coi trọng. Sự tăng cường hoạt động của Hội LHPN Việt Nam với mục đích xây dựng một tổ chức chính trị rộng rãi cho phụ nữ là phù hợp với yêu cầu của bản thân PTPN và thực tiễn lịch sử. Tuy nhiên, khi Hội LHPN Việt Nam ra đời thì Đoàn PNCQ đã xây dựng được hệ thống tổ chức rộng khắp và vững chắc trong quần chúng phụ nữ. Đoàn đã có cơ sở hầu hết ở các thôn, xã, đường, phố… và đã có BCH lãnh đạo từng cấp. Do đó, duy trì sự hoạt động của Đoàn PNCQ, để đoàn PNCQ và Hội LHPN Việt Nam cùng tồn tại và hoạt động sẽ là lợi thế của phong trào PNVN.

Bên cạnh tổ chức lớn mạnh trên toàn quốc là Hội LHPN Việt Nam và Đoàn PNCQ thì ở các địa phương còn xuất hiện nhiều tổ chức do phụ nữ lập ra với các hình thức hoạt động rất độc đáo như Đoàn phụ nữ Cao Đài, phụ nữ Dân chủ (Nam Bộ), HPN Âm nhạc (Bắc Bộ), HPN Hồng thập tự (Bắc Bộ), Hội thể dục (Hội An), những tổ chức Dạ đàm của chị em trí thức Đà Nẵng, Hội nữ công âm nhạc, Hội Bà già (Nam Trung Bộ), HPN xã tế, Hội từ mẫu, Hội bảo trợ sản phụ, hài nhi... được thành lập do các bà Nguyễn An Ninh, bà Ca Văn Thỉnh, bà Huỳnh Thiện Lộc... chủ trì (Nam Bộ) [85, tr. 120]. Đối với các tổ chức này, chủ trương của Đảng là “không cần nêu hai chữ cứu quốc”, nhưng hình thức tổ chức phải cho thích hợp, phải đặt ra những hình thức thấp để khiến chị em dễ tham gia như Hội mẹ chiến sĩ, Hội ủng hộ thương binh, lớp học chữ, ban học hát...

Đáng chú ý hơn cả là hoạt động của Hội mẹ chiến sĩ. Đối với Hội mẹ chiến sĩ, Đảng chủ trương phát động rộng khắp hơn nữa Hội mẹ chiến sĩ cũng như phong trào ủng hộ bộ đội, chăm sóc thương binh, tổ chức mẹ nhận bộ đội, thương binh làm con trên phạm vi toàn quốc. Được thành lập đầu tiên vào năm 1947 ở Nam Trung Bộ, Bình - Tri - Thiên rồi phát triển ra toàn quốc. Hội kết nạp hội viên từ 50 tuổi trở lên. Một số địa phương còn tổ chức cả số 45 tuổi. Hội mẹ chiến sĩ không chỉ tổ chức ở VTD, vùng giải phóng, vùng kháng chiến

cũng phát triển mạnh với các tên gọi khác nhau, như Hội lão mẫu, Hội các già đi chùa,... [85, tr. 34].

Hội mẹ chiến sĩ tập hợp các bà mẹ tuổi già sức yếu, nhưng đầy tình thương yêu đất nước, giống nòi đã dùng những sức lực của mình để chăm lo cho chiến sĩ. Các mẹ đóng vai trò nòng cốt trong phong trào “ủng hộ bộ đội, nuôi quân diệt giặc”. Bắt đầu từ việc úy lạo bộ đội, ủng hộ quà bánh ở những ngày đầu kháng chiến, dần dần các mẹ tìm ra những cách giúp đỡ thiết thực hơn. Mùa đông giá rét, các mẹ lo cho chiến sĩ ở và mặc ấm ấp. Bộ đội hành quân, các mẹ là người chăm sóc nước nôi giải khát. Bộ đội trú quân, các mẹ là người tìm kiếm nơi nghỉ ngơi. Các mẹ giúp cho chiến sĩ cơm lành canh ngọt, may và vá quần áo cho chiến sĩ...

Thực tế này trong PTPN đòi hỏi Đảng phải có những chính sách phù hợp để hợp nhất các tổ chức phụ nữ thành một khối mới có thể phát huy tối đa sức mạnh của “nửa phần dân tộc”.

Thứ tư, so với trước năm 1946, chủ trương vận động phụ nữ giai đoạn này không còn nặng về kêu gọi tinh thần yêu nước, huy động đóng góp cho kháng chiến mà đi vào phát huy thế mạnh của phụ nữ Việt Nam trong các công tác sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu thu hút đông đảo sự tham gia của các tầng lớp phụ nữ. Đặc biệt, trong giai đoạn cách mạng mới này thì chủ trương động viên phụ nữ tham gia trong việc xây dựng củng cố chính quyền, tham gia trong công tác quản lý hành chính nhà nước cũng như việc tham gia Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế liên kết và đoàn kết quốc tế kêu gọi nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ phong trào cách mạng của Việt Nam.

Thứ năm, so với vùng tạm chiếm công tác vận động phụ nữ của Đảng ở VTD có nhiều thành công hơn, tạo ra được nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất, công tác, phục vụ kháng chiến sôi nổi, liên tục, sâu rộng.

PTPN ở VTD diễn ra sôi nổi và rộng khắp hơn với nhiều phong trào trên nhiều mặt khác nhau: tham gia hoạt động chính trị, phong trào tăng gia sản xuất, thực hiện phong trào cải cách ruộng đất, phong trào ủng hộ và chi viện cho tiền tuyến, phong trào tham gia du kích và trực tiếp đánh giặc hay phong trào thanh toán nạn mù chữ và tham gia phong trào xây dựng đời sống mới… Trong mỗi phong trào lại có nhiều hình thức hoạt động phong phú đa dạng.

Trong việc tham gia hoạt động chính trị, phụ nữ VTD tích cực tham gia cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội; tham gia xây dựng và bảo vệ hậu phương về chính trị bằng cách củng cố, phát triển Đảng, các tổ chức quần chúng; tích cực tham gia việc củng cố về tổ chức Hội, tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về chính trị, về nghiệp vụ để hoàn thành tốt công việc.

Trên mặt trận sản xuất: phong trào phụ nữ cày bừa, đắp đê, đào mương, đắp đập; phong trào phụ nữ tham gia sản xuất; phong trào thi đua yêu nước, mua công trái, công phiếu kháng chiến; phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động được bầu làm chiến sĩ thi đua toàn quốc, toàn ngành, toàn tỉnh; phụ nữ đã tích cực ủng hộ và tham gia vào cải cách ruộng đất. Trong phong trào thi đua yêu nước, phụ nữ nông thôn thi đua làm ra nhiều lúa, dệt nhiều vải, chăn thả dược nhiều gia súc, gia cầm để nuôi bộ đội

“ăn no đánh thắng”, phụ nữ ở các cơ quan công sở thi đua hoàn thành nhiệm vụ, cũng đảm đương được mọi công việc của nam giới; hình thành các tổ vần công đổi công cũng góp phần giải quyết khó khăn về nhân lực để sản xuất đúng và kịp thời vụ,

Trong trào thi đua “diệt giặc dốt”: Có nhiều hoạt động phong phú sôi

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đang ở vùng tự do trong kháng chiến chông thực dân pháp xâm lược từ 1946 1954 (Trang 93 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)