Tình hình mới và chủ trương vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn 1950

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đang ở vùng tự do trong kháng chiến chông thực dân pháp xâm lược từ 1946 1954 (Trang 48 - 58)

2.1 Tình hình mới và chủ trương vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn 1950 - 1954 - 1954

2.1.1 Tình hình mới

Trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1950 được đánh giá là năm bản lề, có vai trò quyết định. Thật vậy, đầu năm 1950, tình hình thế giới có những chuyển biến hết sức quan trọng. Đế quốc Mỹ và bè lũ của chúng đang công nhiên sửa soạn một cuộc chiến tranh mới chống Liên Xô và các nước dân chủ, đàn áp phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.

Trong lúc phe đế quốc đang xâu sé nhau, đang bị lung lay đến tận gốc và sắp sụp đổ, thì mặt trận dân chủ với những thành tích chiến đấu anh dũng đã làm cho những thắng lợi của dân chủ càng rõ rệt vững chắc. Đó là sự có mặt của Liên Xô, lực lượng hàng đầu trong Mặt trận Hòa bình dân chủ và sự thắng lợi của nhân dân Trung Quốc, lực lượng đấu tranh của phong trào dân chủ trên thế giới. Đi đôi với phong trào tranh đấu của nhân dân thế giới, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc cũng lên rất cao.

Tình hình của Pháp gần đây lại trầm trọng hơn lúc nào hết. Chính phủ Queuille bị cả hai phe tả và hữu chống. Tuy tình trạng bấp bênh như vậy, nhưng Chính phủ phản động Queuille vẫn sống. Lực lượng phản động trong nước được phản động quốc tế che chở, vẫn còn đương mạnh. Lực lượng dân chủ tiến bộ ở Pháp tuy đã lên cao nhưng chưa lật đổ hẳn được bọn phản động. Càng thất bại chua cay ở Việt Nam, Pháp lại càng thêm rối loạn. Tình hình chiến sự Việt Nam biến chuyển gấp rút mà Chính phủ Queuille không có đủ điều kiện để giải quyết công việc cho gấp rút kịp với những biến chuyền lớn lao ở Đông Dương.

Tình hình thế giới trong mấy tháng gần đây càng biến chuyển nhanh chóng gấp rút rất có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. Ta cần phải gắng hết sức nắm lấy thời cơ thuận tiện để mạnh dạn gấp rút chuẩn bị cho cuộc chuẩn bị

Ở trong nước, sau 4 năm kháng chiến, quân và dân ta đã lớn mạnh, chính quyền nhân dân đã vững chắc. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc. Chủ trương thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt đã được Đảng ta đặt ra và công tác chuẩn bị thống nhất đang được tiến hành rất khẩn trương. Đây là thuận lợi cơ bản để các tổ chức quần chúng nếu có điều kiện và xét thấy cần thiết có thể tiến hành hợp nhất. Từ ngày có lệnh chuẩn bị

“Tổng phản công” nhân dân, bộ đội, dân quân ta đã tích cực hoạt động về mọi mặt. Trên khắp chiến trường toàn quốc, quân ta đã thắng nhiều trận căn bản phá tan mưu mô của địch, giải phóng được nhiều vùng rộng lớn, đánh mạnh vào các thành phố lớn và các khu vực mà từ trước tới nay địch cho là hết sức an toàn, phá nhiều đường giao thông quan trọng. Địch rơi vào một tình thế nguy ngập. Ta thu được nhiều thắng lợi vẻ vang góp những điều kiện thuận lợi cho cuộc “Tổng phản công” sau này. Địch càng ngày càng lâm vào thế cố thủ phạm vi của ta ở các vùng miền Nam Trung Bộ ngày càng rộng.

Tóm lại, từ chỗ nắm quyền chủ động chiến dịch, bộ đội ta đã tiến tới chỗ nắm quyền chủ động chiến lược từng mặt trận ở Bắc Bộ, sự đột phá của địch rất là khó khăn. Địch rất lúng túng về chiến lược càng ngày càng bị co hẹp lại, suy yếu và hao mòn quệ dần. Trong khi ấy lực lượng kháng chiến của ta ngày càng to lớn lên. Bộ đội ta càng đánh thắng càng mạnh. Du kích phát triển khắp nơi.

Như vậy, điều kiện khách quan và chủ quan đang tạo cho cuộc kháng chiến của ta có nhiều thuận lợi tiến gấp sang phản công. Nhưng, những khó khăn gian khổ còn nhiều vì bọn phản động Mỹ đang trực tiếp giúp đỡ vũ khí cho thực dân Pháp và bù nhìn Vĩnh Thụy, mục đích là biến Đông Dương trở thành một căn cứ địa chống lực lượng dân chủ ở Đông Nam Á. Do đó, cuộc kháng chiến của ta sẽ trở nên ác liệt. Trong giai đoạn mới gay go nhưng quyết định, chị em đã hy sinh càng phải hy sinh nhiều hơn nữa, cần phải thống nhất chặt chẽ với nhau để cùng với nhân dân dốc toàn lực hoàn thành gấp rút chuyển mạnh sang Tổng phản công đánh bại thực dân Pháp, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và nhi đồng.

Ra đời trong những ngày đầu tiên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, Hội LHPN Việt Nam đã trưởng thành trong lửa đạn và ngày càng có ảnh hưởng lớn trong nhân dân. Trên thực tế, chủ trương thống nhất các tổ chức phụ nữ vào Hội LHPN Việt Nam, đặc biệt là thống nhất Đoàn PNCQ vào Hội LHPN Việt Nam đã được Đảng và những lãnh đạo PTPN bàn đến khá sôi nổi từ trước năm 1950. Theo bà Lê Chân Phương thì từ năm 1947 Hội LHPN Việt Nam đã mở các Hội nghị bàn về việc hợp nhất Đoàn PNCQ vào Hội LHPN Việt Nam11

.

Đầu năm 1950, Báo cáo Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng nhận định: “Hiện nay, Đoàn Phụ nữ cứu quốc 80% là nông dân, phụ nữ nông thôn sẽ gia nhập vào Hội Nông dân cứu quốc và Thanh niên cứu quốc. Do đó, tổ chức Phụ nữ cứu quốc sẽ không thích thời nữa và cần đề ra việc hợp nhất để thống nhất lực lượng phụ nữ nhưng cũng cần có một thời gian dài chuẩn bị (Có đề án kèm theo)” [97, tr. 171] và Đảng quyết định: “Hoà hợp Đoàn Phụ nữ Cứu quốc vào Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, giản đơn tổ chức và thống nhất lực lượng phụ nữ” [97, tr. 208].

Tóm lại, hòa hợp Đoàn PNCQ vào Hội LHPN Việt Nam để giản đơn tổ chức và thống nhất các lực lượng phụ nữ là một yêu cầu cấp thiết của thực tiễn lịch sử. Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát nên Đảng đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế thống nhất của các tổ chức phụ nữ và kịp thời xây dựng kế hoạch hợp nhất cả về chủ trương lẫn hành động thực tiễn.

Thực hiện Quyết nghị của Đại hội và Thông tri của BTV TW Đảng, ngày 13 - 6 - 1950, TW Hội LHPN Việt Nam đã ra chỉ thị về việc hợp nhất PNCQ vào Hội LHPN Việt Nam. Tiếp đó, ở các cấp HPN đã tiến hành các hội nghị hợp nhất Đoàn PNCQ vào Hội LHPN Việt Nam.

2.1.2 Chủ trương vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn 1950 - 1954

Chấp hành chủ trương của TW Đảng, từ giữa năm 1950 đầu năm 1951, các cấp Hội từ cơ sở đến tỉnh ở VTD đều tổ chức đại hội hợp nhất Đoàn PNCQ vào Hội LHPN, bầu BCH Hội LHPN các cấp: hội nghị hợp nhất Đoàn PNCQ vào Hội LHPN cán bộ phụ nữ toàn đồng bằng Bắc Bộ (12 - 1950), HPN Liên khu V tiến hành đại hội hợp nhất (6 - 1951), Khánh Hòa tổ chức Đại HPN (5 - 1950),…

Đầu tháng 1 - 1951, NQ Hội nghị Thường vụ Liên khu ủy IV về tổ chức dân quân du kích cho rằng: Tổ chức dân quân du kích phải căn cứ trên cơ sở kinh tế và chính trị, lấy đoàn thể quần chúng làm cơ sở tổ chức dân quân, đơn vị tổ chức cơ sở là chòm xóm, thôn xóm, ví dụ: một chòm có một tổ Nông dân cứu quốc trong đó có cả phụ nữ, thì các tiểu tổ phụ nữ tổ chức thành các đội nữ quân tình nguyện [107, tr. 745].

Từ ngày 11 đến 19 - 2 - 1951, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng ta đã nhận định: Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… [107, tr. 34].

Chính cương Đảng Lao động Việt Nam bàn về việc đào tạo cán bộ đã quan tâm đến việc đào tạo cán bộ nữ để vượt ra khỏi tình trạng thiếu cán bộ hiện nay. Do đó, BCH TW đã chỉ thị cho các cấp ủy Đảng cần chú trọng dìu dắt cán bộ phụ nữ [107, tr. 166].

Phát biểu của đồng chí Trường Chinh sau khi kết thúc thảo luận Luận cương chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2 - 1910) nhấn mạnh:

“Đồng chí Cẩn có nhắc nên thêm vấn đề quyền lợi phụ nữ vào chính sách cụ thể của Đảng. Tôi nhớ trong báo cáo Luận cương, về phần Cương lĩnh bao quát, chỗ nói về quyền lợi dân chủ của nhân dân, có điểm nam nữ bình quyền”.

“Riêng đồng chí Quyết thêm ý kiến về vấn đề quốc dân thiểu số. Trong khi phát biểu có chỗ hơi lệch làm cho anh chị em có cảm tưởng là tất cả nơi nào thiểu số cũng kém như thế” [107, tr. 409 -410].

Kết thúc Đại hội, trong Tuyên ngôn của Đảng Lao động Việt Nam chủ trương: Đảng Lao động Việt Nam chủ trương đảm bảo quyền lợi chính đáng của các tầng lớp nhân dân… Chị em phụ nữ cần được thiết thực giúp đỡ để thực hiện nam nữ bình quyền… Hỡi anh chị em công nhân, nông dân, trí thức lao động và toàn thể đồng bào hãy thi đua tăng gia sản xuất, sáng tác, phát minh để phụng sự kháng chiến, kiến quốc… Tin ở sự cố gắng của toàn thể Đảng viên, ở sức ủng hộ của anh chị em lao động và sự hưởng ứng của toàn thể đồng bào, Đảng Lao Động Việt Nam nhất định sẽ hoàn thành nhiệm vụ [107, tr. 476].

Ngày 16 - 4 - 1951, NQ của BCH TW về việc thành lập các ban và tiểu ban giúp việc trong đó có việc thành lập tiểu ban phụ vận gồm có các đồng chí: Hoàng Thị Ái (trưởng ban), Đinh Thị Cẩn, Hà Quế, Diệu Hồng, Phương Mai, Lê Thị Hiền, Lê Thị Xuyến [107, tr. 527].

Ngày 1 - 6 - 1951, BCH TW ra NQ về việc nghỉ và trợ cấp sinh đẻ cho phụ nữ, Nghị quyết nêu rõ: Những nữ cán bộ và nữ nhân viên làm việc chuyên nghiệp cho Đảng, nếu công tác lưu động thì được phép nghỉ 3 tháng trong thời gian trước và sau khi sinh đẻ, nếu công tác văn phòng ngồi một chỗ thì chỉ được nghỉ 2 tháng; Trong thời gian nghỉ vẫn được lĩnh sinh hoạt phí, ngoài ra còn được lĩnh một khoản trợ cấp bằng 2 tháng sinh hoạt phí để sắm đồ dùng cho con; Để công tác khỏi bị cản trở, những nữ đồng chí đang giữ trách nhiệm Bí thư Đảng Đoàn hay Bí thư Phụ vận phụ nữ tỉnh, ở trong Đảng đoàn hay Phụ vận phụ nữ khu hoặc trung ương được có người giúp nuôi con từ lúc mới sinh

cán bộ và nhân viên phụ nữ có con thì tổ chức nuôi con tập đoàn và có thể được cấp ủy trợ cấp cho người nuôi các cháu bé đó [107, tr. 554].

Ngày 5 - 7 - 1951, Chỉ thị của thường vụ Liên khu ủy IV về việc tiếp tế vận tải vào miền Nam và Bình - Trị - Thiên chỉ ra rằng: Việc thi hành chỉ thị này là trách nhiệm của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đảng đoàn chính quyền khu, Ban thống nhất tiếp vận khu, các đồng chí Thanh niên, Công đoàn, Phụ nữ, Nông dân. Các cấp các ngành, các đoàn thể phải biết gắn liền công tác tiếp tế, vận tải với mọi mặt công tác khác và thực hiện được phạm vi trách nhiệm của mình (thí dụ Phụ nữ xay giã lúa gạo, vận chuyển...) [107, tr. 762].

Cuối tháng 10 năm 1951, NQ Hội nghị lần thứ hai Liên khu ủy III về việc tranh thủ nhân dân, củng cố phát triển cơ sở: Đối tượng quần chúng mà Đảng cần vận động là: cả khối quảng đại nhân dân trong địch hậu, kể cả khối quần chúng đang bị địch trực tiếp kiểm soát chứ không phải chỉ bo bo trong một số quần chúng hiện đang ở trong các tổ chức thanh, công, nông, phụ nữ, của chúng ta mà phương hướng chính là công nhân trong các xưởng kỹ nghệ của địch, chị em tiểu thương trong các thành phố, thị trấn,… [107, tr. 706].

Bàn về chấn chỉnh các tổ chức cốt cán, thống nhất lực lượng nông thôn, NQ nêu rõ: Phụ nữ không có tổ chức ở nông thôn nữa nếu chị em đã tham gia đông đảo vào Nông hội. Nơi nào có tiểu thương hay có địa chủ, tư sản tập trung thì mới tổ chức Liên hiệp phụ nữ. Tổ chức Phụ nữ Liên hiệp mà thành phần phụ nữ nông dân thì sẽ bỏ khi phụ nữ vào Nông hội hết. Kết nạp phụ nữ vào Nông hội phải do sự giác ngộ của quần chúng mà kết nạp từng cá nhân, chứ không phải chuyển từng khối. Ở vùng công giáo có địch, những nơi nhiều tư sản, tiểu thương có thể tổ chức thanh niên, phụ nữ… làm cốt cán. Còn Ban chấp hành Liên hiệp phụ nữ tại xã thì chỉ nơi nào có đông phụ nữ tư sản, địa chủ, tiểu thương mới thành lập. Nơi nào hiện có đủ các Ban chấp hành thì Phụ nữ chỉ định cán bộ có năng lực vào Ban chấp hành Nông hội. Xuống đến thôn, những công tác chung do tổ trưởng nông dân đứng ra phối hợp với thanh niên, phụ nữ và vận động quần chúng để làm [107, tr. 711-713].

Ngày 19 - 12 - 1951, nhân có triển lãm hội họa năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho anh chị em hoạ sĩ nêu rõ nhiệm vụ, phương hướng sáng tác của giới hội hoạ nói riêng và giới văn nghệ nói chung là phải hiểu thấu, liên hệ đi sâu vào đời sống nhân dân, diễn tả sâu sắc sinh hoạt và đấu tranh của nhân dân, tố cáo đầy đủ và mãnh liệt những tội ác của giặc. Ngày 26 tháng 7 năm 1951, Người viết bài “Phụ nữ kiểu mẫu”, ký bút danh là C.P, nêu những tấm gương của phụ nữ dân tộc Mán (dân tộc Dao), Kinh có các con tham gia du kích, có người đã hy sinh, đã hết lòng giúp đỡ cán bộ, bộ đội và chăm sóc thương binh. Người khẳng định đó không phải là vì danh lợi mà “đó là vì lòng nồng nàn yêu nước. Đó là lòng chí công vô tư mà chúng ta đều phải học tập theo” [65, tr. 260-262].

Ngày 8 - 3 - 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho phụ nữ nhân dịp kỉ niệm Hai Bà Trưng và ngày quốc tế phụ nữ. Thư viết “Hai Bà Trưng để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang là lòng dũng cảm kháng chiến. Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ thế giới giúp phụ nữ Việt Nam bồi dưỡng truyền thống ấy, hăng hái đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Phụ nữ Việt Nam đó xứng đáng là con cháu Hai Bà Trưng và là một lực lượng trong Quốc tế Phụ nữ” [65, tr. 431]. Người khen ngợi tinh thần kháng chiến của PNVN, như các nữ chiến sĩ, mẹ liệt sĩ, các nữ chiến sĩ, nữ du kích, nữ công nhân xí nghiệp, nông thôn, nữ tham gia Bình dân học vụ, nữ tiểu tư sản, nữ thanh niên xung phong, nữ các dân tộc Kinh, Thổ, Nùng, Mán, Mèo, nữ vùng tạm bị chiếm. Người khẳng định “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu tốt đẹp, rực rỡ” [65, tr. 431]. Người căn dặn: Các cấp lãnh đạo đi sát hơn, thiết thực hơn thì PTPN chắc chắn rộng hơn, mạnh hơn nữa.

Bức thư nêu lên nhiệm vụ của phụ nữ là: Thắt chặt đoàn kết giữa các tầng lớp phụ nữ trong nước, giữa PNVN và phụ nữ Thế giới, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, hăng hái tham gia chính quyền, giúp đỡ bộ đội và bảo vệ nhi đồng. Phụ nữ trong vùng bị tạm chiếm ra sức chống địch bắt chồng con, anh

em đi lính, chị em kiều bào ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào trong nước

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đang ở vùng tự do trong kháng chiến chông thực dân pháp xâm lược từ 1946 1954 (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)