Nhiệt độ và độ mặn nước biển

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái phát triển, sự phân bố và vận chuyển của trứng cá và cá bột loài cá cơm sọc xanh (encrasicholina punctifer fowler, 1938) vùng biển khánh hòa bình thuận (Trang 49 - 53)

Nhiệt độ nước Biển Đông trên tầng mặt không biến động trong phạm vi rộng như ở các biển ôn đới, cũng không thuần nhất như các biển nhiệt đới

khác: biên độ trung bình năm tương đối nhỏ ở phía nam (khoảng 2 - 30C)

nhưng tăng dần khi càng đi lên phía bắc [1], [32], [34]. Khu vực có nền nhiệt thấp là vùng nước ven bờ Nam Trung Bộ Việt Nam, theo số liệu thống kê nhiều năm, giá trị nhiệt độ luôn thấp hơn 270C và có thể gặp giá trị thấp nhất

đến 24 - 260C (theo số liệu khảo sát của các tàu Liên Xô: tàu Viện sĩ Bogorov, Viện sĩ Nesmeyanov và của các đề tài thuộc chương trình Thuận Hải - Minh Hải, đề tài Nhà nước KT.03.05)... Nguyên nhân là do hoạt động nước trồi vào mùa gió tây nam.

Võ Văn Lành và cs (1992) [9] đã đưa ra kết luận ở vùng biển Đông

nam Việt Nam ảnh hưởng của hiện tượng nước trồi thể hiện rõ từ tháng 5 đến tháng 10, mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 9. Ở vùng nước sâu Khánh Hòa

nước trồi xuất phát từ tầng trung gian 100 - 125 m, còn ởcác vùng nước nông Phan Thiết và đông nam Côn Đảo thì từ tầng đáy.

Đặc điểm nhiệt độ vùng biển Khánh Hòa đến Bình Thuận có thể nhận biết sự khác biệt vào mùa đông và mùa hè từ kết quả mô hình NCOM của Hải quân Hoa Kỳ [126], theo đó vào mùa đông với gió mùa đông bắc thịnh hành, dải nước lạnh đi từ phía bắc xuống sát bờ Miền Trung đến phía nam, trong khi

đó vào mùa hè với gió mùa tây nam thịnh hành thì vùng biển ven bờ từ Bình Thuận đến Bình Định có nhiệt độ thấp hơn vùng khơi, do hiện tượng nước trồi (Hình 1.7).

Trong vùng biển Khánh Hòa - Bình Thuận, tổng hợp những số liệu của Viện Hải dương học từ năm 1955 - 1994 cho thấy nhiệt độ nước tầng mặt tại

tâm nước trồi mạnh có thể đạt giá trị 21,16ºC trong khi nền chung của nhiệt

độ nước tầng mặt mùa hè của Biển Đông là 28,5 - 29ºC. Giá trị nhiệt độ thấp

như vậy tương đương với nhiệt độ nước tầng 75 - 100 m ở vùng không có

nước trồi mạnh của Biển Đông. Điều đó phần nào nói lên tầng xuất phát của

nước trồi ở tâm nước trồi mạnh. Nhiệt độ trung bình nhiều năm của nước tầng mặt ở tâm nước trồi mạnh có thể thấp hơn 4ºC, còn độ muối thì cao hơn 1,2‰

so với giá trị trung bình của vĩ tuyến Biển Đông và ở một số thời điểm, sự

Xie và cs (2003) [169] cho thấy hướng lưỡi nước lạnh từ bờra khơi theo hướng đông của khu vực nước trồi và tác giả cũng tìm ra mối quan hệ quá trình nước trồi với chu kỳ ENSO, gây chậm pha vào khoảng 6 tháng, độ cao mực nước ở vùng nước trồi cũng có khác biệt. Hiện tượng nước trồi ngoài

khơi Ninh Thuận – Bình Thuận được quan sát bằng cách sử dụng thiết bịđo

bức xạ có độ phân giải cao (Advanced Very High Resolution Radiometer - AVHRR). Mặc dù, mây phủ trong thời gian nghiên cứu nhưng tác giả cũng đã phát hiện ra lưỡi nước lạnh di chuyển theo hướng đông giữa vĩ độ 11°N và 12°N [98], [99].

Hình 1.7. Nhiệt độ tầng mặt vào ngày 12/7 và 12/12/2004 từ mô hình NCOM

(nguồn http://www7320.nrlssc.navy.mil/global_ncom/Links/scs) [126]

Theo Hein (2008) [86] cấu trúc nhiệt muối vùng nước trồi Nam Trung Bộ, với xu thế nước trồi từ tầng đáy có nhiệt độ thấp và độ mặn cao lên tầng mặt. Vùng nước trồi, nhiệt độ nước tầng mặt là 26 – 27 0C. Ra vùng khơi đường đẳng nhiệt độ thấp nằm ở độ sâu 50m, tương tự lớp nước mặt có độ

mặn cao >34‰ cũng ở sát bờ và ngoài vùng khơi đường đẳng muối cao nằm

ở độsâu dưới 50m.

Nước trồi ở vùng ven biển Nam Trung Bộ phân bố 3 khu vực, vùng thứ

nhất ven bờ từ vịnh Phan Rang đến vịnh Phan Rí, vùng này có giá trị tốc độ

trồi cực đại 40x10-3cm/s. Vùng thứ hai nằm phía đông Phú Quý, có chiều dài gần 300km (10010’N, 110010’E đến 9000’N, 1090 00’E), có giá trị tốc độ trồi cực đại 60x10-3cm/s, diện tích khoảng 15.000km2. Vùng thứ ba là bắc bãi Tư

Chính (9000’N, 1100 00’E), có giá trị tốc độ trồi cực đại nhỏ hơn 10x10-3cm/s [34], [35]. Dựa trên cơ sở phân tích số liệu khảo sát từ các chuyến hợp tác Việt Nam - Đức (VG) cho thấy vùng nước trồi ven bờ nằm ở vị trí 120N, 1100E có giá trị tốc độ trồi cực đại 30x10-3cm/s, tuy nhiên vị trí và phạm vi của nước trồi có thể thay đổi phụ thuộc vào cường độ gió mùa tây nam, tác

động của hiện tượng El Niño và La Niña ở phía nam bán cầu (ENSO) [69], [70], [86].

CHƯƠNG 2: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái phát triển, sự phân bố và vận chuyển của trứng cá và cá bột loài cá cơm sọc xanh (encrasicholina punctifer fowler, 1938) vùng biển khánh hòa bình thuận (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)