Tuổi, phát triển và ảnh hưởng của nhiệt độ lên trứng cá, cá bột

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái phát triển, sự phân bố và vận chuyển của trứng cá và cá bột loài cá cơm sọc xanh (encrasicholina punctifer fowler, 1938) vùng biển khánh hòa bình thuận (Trang 26 - 30)

32mm. Đây là một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về cá bột của loài này [132]. Okiyama (1988) [175] đã công bố công trình atlas cá bột ở Nhật Bản, trong đó mô tả 3 loài cá cơm là cá cơm nhật (Engraulis japonicus), cá

cơm sọc xanh (Stolephorus buccaneeri=Encrasicholina punctifer) và cá cơm Ấn Độ (Stolephorus indicus) từ giai đoạn cá bột đến cá con. Ở vùng biển Đài Loan, cá cơm con được khai thác làm thực phẩm với sản lượng tương đối cao, vì vậy cá bột của các giống thuộc họ cá trỏng (Engraulidae) được nghiên cứu

và xác định vùng phân bố dựa vào 884 mẫu thu được từ 1988 - 1994. Có 4

loài cá cơm được nghiên cứu về hình thái; trong đó loài cá cơm sọc xanh (Encrasicholina punctifer) được mô tả ở kích thước nhỏ nhất là 9,75mm vào

giai đoạn cá bột, giai đoạn cá hương là 14,5mm và cá con lớn hơn 29,5mm [170]. Do tính phức tạp trong phân loại cá bột các loài của họ cá trỏng, Wang và Tzeng (1997) [163] đưa ra phương pháp phân loại nhanh cá hương và cá

con một số loài thuộc họ cá trỏng. Họ đã xây dựng khóa phân loại dựa trên

đặc điểm sắc tố ở phần bụng, hai bên thân, số tia vây và đốt sống. Bensam (1971) [47] tổng quan về giai đoạn đầu của trứng cá và cá bột bộ cá trích (Clupeiformes) ở vùng biển Ấn Độ, đã xây dựng khóa phân loại trứng cá và cá bột bậc họ thuộc bộ cá này. Sreekumari (1977) [150] mô tả trứng cá và cá bột loài cá cơm sọc xanh (Stolephorus zollingeri) ở vùng biển ven bờ phía

đông nam của Ấn Độ.

1.1.1.3. Tuổi, phát triển và ảnh hưởng của nhiệt độ lên trứng cá, cá bột và cá con cá con

Xác định thời điểm cá bố mẹ đẻ trứng và khoảng thời gian của từng giai đoạn phát triển thông qua nghiên cứu tuổi cá bột và cá con có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu sinh trưởng, mức chết và đánh giá mức bổ

sung quần đàn cá. Tuổi ngày trứng là từ thời điểm trứng được đẻ ra đến khi nở và được xác định từ khoảng thời gian của từng giai đoạn phát triển của phôi. Dựa vào kết quả của các tác giả trước cùng với nghiên cứu bổ sung, Moser và Ahlstrom (1985) [119] đã xác định được tuổi ở từng giai đoạn phát triển phôi của trứng cá cơm phương bắc (Engraulis modax) ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau. Từ đó giúp xác định được thời gian từ khi trứng mới đẻ đến lúc nở và những đặc trưng biến thái của phôi trong từng giai đoạn phát triển.

Việc xác định tuổi của cá bột, cá con bằng đá tai đã được tiến hành

tương đối nhiều trên thế giới trong thập niên cuối thế kỷ 20 [151]. Việc khám phá ra tuổi ngày của cá trên đá tai (loại sagittae) bằng phương pháp và thủ

thuật mới đã mở ra triển vọng ứng dụng để xác định tuổi ngày ở giai đoạn cá bột và con non [134]. Panella (1974) [133] đã cho rằng giống như cá sống

vùng ôn đới, vòng phát triển trên đá tai ở cá vùng nhiệt đới thể hiện tương ứng với vòng ngày, tác giả cũng đã thảo luận rất kỹ về việc hình thành vòng

ngày trên đá tai loại sagittae, nhất là cá bột và cá con. Tuy nhiên vào thời gian

đó luận điểm của ông vẫn chưa được công nhận rộng rãi. Sau một thời gian, nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên các loài cá ở vùng biển nhiệt

đới, bằng phương pháp kết hợp nuôi và phân tích kiểm chứng vòng tuổi, đã làm sáng tỏ về vòng tuổi ngày trên đá tai. Brothers và cs (1976) [56] nghiên cứu loài cá cơm phương bắc (Engraulis mordax) ở vùng biển California (Hoa Kỳ) cho thấy cá bột nuôi 8 ngày tuổi có 2 vân sinh trưởng trên đá tai và cá 18

ngày tuổi có 12 vòng. Đồng thời các tác giả cũng phân tích tuổi trên đá tai cá

con loài này từ đánh bắt tự nhiên dưới kính hiển vi điện tử và cũng quan sát thấy các vòng tuổi ngày. Sau khi so sánh và đối chiếu các tác giả nhận định các vòng sinh trưởng trên đá tai tương ứng với ngày tuổi của cá. Struhsaker và Uchiyama (1976) [152] nghiên cứu trên loài cá cơm nehu (Stolephorus

purpureus) ở vùng biển Hawai, cải tiến phương pháp của Panella, đá tai được mài và ngâm qua dung dịch HCl 0,1% để làm nổi rõ các vân sinh trưởng. Sau

đóquan sát dưới kính hiển vi độphóng đại từ 400 - 800 lần với các pha tương

phản ánh sáng khác nhau, đã thấy vân sinh trưởng với tuổi ngày của cá. Việc phân tích mối tương quan giữa chiều dài và số vòng sinh trưởng trên đá tai,

cũng như giữa chiều dài và trọng lượng đá tai của cá nuôi trong phòng thí nghiệm ở các điều kiện khác nhau, đã chứng minh rằng vân sinh trưởng trên

đá tai tương ứng với ngày tuổi cá con [143].

Sau hơn 10 năm phát hiện vòng tuổi ngày trên đá tai cá của [134], các nghiên cứu tuổi dựa vào vòng tuổi ngày trên đá tai của cá ngày càng được ứng dụng trên các nhóm cá khác nhau. Victor (1982) [158], nghiên cứu tuổi cá rạn san hô bằng cách nuôi 2 loài cá bàng chài (Thalassoma bifasciatum) và (Halichoeres bivittatus) trong lồng và thả trên rạn san hô. Sau một thời gian

đem phân tích đá tai, đã xác định các vân sinh trưởng tương ứng với ngày tuổi. Vì vậy việc nhận định một ngày tuổi tương ứng với vân sinh trưởng trên

đá tai ngày càng được củng cố [58]. Việc thừa nhận tuổi ngày và ứng dụng nghiên cứu tuổi ở cá bột đã trở nên phổ biến [92]. Các tài liệu hướng dẫn nghiên cứu tuổi bằng đá tai đã xuất bản nhằm phục vụ cho nghiên cứu sinh trưởng và phát triển cá [117], [144], [151]. Green và cs (2009) [83] đã giới thiệu về tính cần thiết ứng dụng tính tuổi cá bằng đá tai cho quản lý nghề cá, trong đó có cá bột và cá con. Nhờ vào áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mà công việc phân tích tuổi cá từ nhĩ thạch đã dễ dàng hơn; đồng thời cho phép quan

sát được cấu trúc vân tuổi ở mức độ hiển vi với độ nét cao. Tuổi ngày của cá

ở vùng nhiệt đới cung cấp dữ liệu sinh học rất phù hợp cho các giai đoạn phát triển đầu của cá như ngày nở, tốc độ phát triển cá bột đến cá hương, thời điểm cá con bắt đầu định cư và tham gia vào quần đàn khai thác [149]. Tuy nhiên việc nghiên cứu tuổi cá bằng đá tai khá phức tạp, các vân sinh trưởng trên đá

tai có thể không đồng đều liên tục, khi cá gặp điều kiện sống bất lợi như thiếu thức ăn, đã gây nên hiện tượng 2 vân sinh trưởng chồng lên nhau. Vấn đề này

được phát hiện thấy ở loài Sprattus sprattus từ thí nghiệm nuôi trong các điều kiện dinh dưỡng khác nhau [46]. Do tính phức tạp ở giai đoạn phát triển đầu của cá, nhiều tác giả đã khuyến cáo việc xác định tuổi ngày dựa vào đá tai chỉ

nên áp dụng cho cá dưới 1 năm tuổi. Vì ở cá già hơn, sẽ phát triển chậm, các

vân sinh trưởng dày hơn, có thể chồng lên nhau và gây ra sai số trong khi phân tích [144], [149], [151]. Cho đến nay giá trị về một vòng trên đá tai tương đương một ngày tuổi của cá đã được thừa nhận rộng rãi. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều vấn đề liên quan như thời gian bắt đầu hình thành vân sinh

trưởng đầu tiên trên đá tai và ảnh hưởng của môi trường sống đến hình thành vân sinh trưởng vẫn cần được làm sáng tỏ [149].

Việc xác định tuổi ngày từ đá tai còn được áp dụng để xác định sự sinh

trưởng và phát triển khác nhau theo mùa và thủy vực của cùng một loài. Nghiên cứu tuổi ở cá cơm sọc xanh (Encrasicholina punctifer) đã giúp xác

định được cá có chiều dài từ 17,4 - 35,6mm tương ứng 16 - 89 ngày tuổi và tốc độ phát triển từ 0,4 - 1,0mm/ngày. Đồng thời từ việc xác định tuổi cho biết tốc độ phát triển khác nhau của cá cùng nhóm kích thước, nhưng thu mẫu vào các mùa khác nhau trong năm [162].

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình phát triển phôi và thời gian nở

của trứng đã được nhiều tác giả đề cập. Bolin (1936) [53] nghiên cứu ảnh

hưởng của nhiệt độ lên quá trình phát triển phôi của cá cơm phương bắc (Engraulis modax) cho rằng trứng từ khi thụ tinh đến khi nở là 2 - 4 ngày và phụ thuộc vào ngưỡng nhiệt độ khác nhau [119]. Nghiên cứu sự phát triển của cá bột và thời gian ấp của trứng, Zweifel và Lasker (1976) [172] cho thấy nhiệt độ cao thì thời gian ấp trứng ngắn. Lo (1983) [107] dựa trên thí nghiệm nuôi và các số liệu thực hiện trước đó tại Trung tâm Nghề cá Tây Nam

(Southwest Fisheries Center, SWFC), ước tính ảnh hưởng nhiệt độ lên thời gian ấp trứng của loài cá cơm phương bắc, có mối tương quan theo hàm

logarit D= 18.726* e-0,125T (với D là thời gian ấp, T là nhiệt độ ấp). Thời gian

ấp trứng của loài cá cơm phương bắc hơn 4 ngày ở nhiệt độ 12,50C và 2 ngày

ở 180C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển phôi khác nhau. Ở giai đoạn đầu phát triển phôi (phân chia tế bào) nhiệt độ ảnh hưởng không rõ rệt như ở giai đoạn phôi vị [108], [172]. Regner (1996) [139] nghiên cứu ảnh

hưởng của nhiệt độ lên thời gian ấp trứng loài cá cơm Châu Âu (Engraulis encrasicolus), đã cho thấy thời gian phát triển từ khi nở đến khi hấp thu hết noãn hoàng có mối quan hệ theo hàm mũ: D = 270065,2744*T-3,8079.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái phát triển, sự phân bố và vận chuyển của trứng cá và cá bột loài cá cơm sọc xanh (encrasicholina punctifer fowler, 1938) vùng biển khánh hòa bình thuận (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)