1. 3N ội dung thực hiện
4.1 Kết quả khảo sát chu trình nhiệt độ cột sắc ký trong quy trình phân tích
tích đồng thời Malathion, Dichlorvos, Diazinon, Trifluralin trên sản phẩm thủy sản và nước bằng phương pháp sắc ký khí
Kết quả chạy sắc ký khí với dung dịch chuẩn 50 ppb áp dụng ở các chu trình nhiệt độ cột sắc ký khác nhau như sau:
Hình 4.1 Sắc ký đồ chạy chuẩn 50ppb ở các chu trình nhiệt độ khác nhau Bảng 4.1 Thời gian lưu của từng chất khi chạy sắc ký khí với dung dịch chuẩn ở nồng độ 50 ppb theo các chu trình nhiệt độ.
Thời gian lưu (phút) Chu trình nhiệt
độ (CT)
Nồng độ dung dịch chuẩn 4 chất
(ppb) Dichorvos Trifluralin Diazinon Malathion
CT1 50 10,74 17,83 19,71 22,09 CT2 50 11,53 19,74 21,83 23,91 CT3 50 12,23 19,72 21,30 23,40 CT4 50 14,23 24,43 26,44 29,06 CT5 50 14,24 22,61 24,35 26,65 CT5 CT4 CT3 CT2 CT1
- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 Chu trình nhiệt độ D iệ n t íc h Dichorvos Trifluralin Diazinon Malathion
Hình 4.2 Đồ thị biểu thị diện tích peak sắc ký (tín hiệu) của dung dịch chuẩn trifluralin, dichlorvos, diazinon, nalathion ở nồng độ 50 ppb chạy bằng sắc ký
khí ở các chu trình nhiệt độ cột khác nhau.
Kết hợp từ bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy các chất cần phân tích có thời gian lưu ở mỗi chu trình nhiệt độ khác nhau. Do khi đi qua cột mỗi chất có sự tương tác (ái lực) với cột như: tương tác tĩnh điện, tương tác cộng hóa trị, tương tác giữa các nhóm chức của pha tĩnh với chất phân tích… Chất nào có ái lực ít với cột thì thời gian lưu ngắn, ngược lại chất có ái lực lớn với cột thì thời gian lưu dài hơn.
Ở tất cả các chu trình điều bắt đầu nhiệt độ cột 1000C, tăng lên 1800C và 2600C chỉ khác nhau về thời gian giữ nhiệt và tốc độ gia nhiệt nên ở từng chu trình nhiệt độ thì làm cho ái lực của các chất với cột cũng thay đổi do đó thời gian lưu của mỗi chất trong từng chu trình nhiệt khác nhau.
Chu trình nhiệt độ 1, 2 và 3 khoảng cách thời gian lưu và diện tích peak dichlorvos, trifluralin, diazinon, malathion không khác biệt nhiều, thời gian lưu ngắn các peak chất phân tích nằm gần các peak tạp của dung môi vì vậy khi tiến hành trên mẫu khó phát hiện peak của chất cần phân tích, độ trôi nền giống nhau. Ở chu trình nhiệt độ 4 thời gian lưu của từng chất lâu hơn chu trình 1, 2, 3 diện tích peak lớn hơn nhưng độ trôi nền lớn. Ở chu trình 5 thời gian lưu các chất phân tích ngắn hơn chu trình 4, dài hơn chu trình 1, 2, 3 nhưng các peak chất phân tích tách xa peak dung môi, không bị trùng lấp hay bị nhiễu do ảnh hưởng của các peak lạ, độ trôi nền thấp diện tích peak và chiều cao chất phân tích lớn hơn tất cả các chu trình.
Chua Nhong Tu (2004) khi phân tích 15 loại thuốc trừ sâu trên hệ thống Agilent 6280 Gas Chronatography/Nitrogen Phosphorus detector với nông độ dung dịch chuẩn 1ppm, nhiệt độ ban đầu 600C giữ 1 phút, tăng 2000C (tốc độ
100C/min), tăng 2500C (tốc độ 50C/min, giữ 5 phút). Cho kết quả thời gian lưu từng chất: methamidophos (8,26 phút), dichlorvos (8,63 phút), acephate (11,21 phút), monocrotophos (14,44 phút), phorate (14,60 phút), dimethoate (15 phút), parathion-methyl (17,03 phút), fenitrothion (17,75 phút), malathion (18,04 phút), fenthion (18,27 phút), parathion (18,34 phút), chloryrithion (18,34 phút), methidathion (19,97 phút), ethion (22,52 phút) và triazophos (22,92 phút). Khoảng cách thời gian lưu các chất không lớn, dichlorvos và malathion thời gian lưu ngắn hơn chu trình đang chạy.
Hình 4.3Sắc ký đồ chạy chuẩn trên máy (CT5)
Vậy áp dụng chu trình nhiệt độ cột bắt đầu 1000C giữ 5 phút, tăng 1800C giữ 4 phút (tốc độ tăng 70C/phút), tăng 2600C giữ 6 phút (tốc độ tăng 150C/phút) trên máy khi phân tích đồng thời dichlorvos, trifluralin, diazinon, malathion là thích hợp nhất. Cho giới hạn phát hiện trên máy lần lượt dichlorvos (10 ppb), trifluralin (0,5 ppb), diazinon (10 ppb), malathion (10 ppb). Dichlorvos Trifluralin M ala th io n D ia zi n o n 50ppb 10ppb