DẠNG NĂNG LƯƠNG

Một phần của tài liệu Công nghệ hóa chất chemical industry magazine , số 12, 2014 (Trang 30 - 32)

TỬ VONG C A O NHẤT TRONG C Á C

DẠNG NĂNG LƯƠNG

Đẩu tháng 3/2014, thủ tướng chính phủ Trung Quốc Lý Khắc cường đã mở chiến dịch chống ô nhiễm không khí tại quốc gia này. Theo đó, chính phủ Trung Quốc dự định sẽ đóng cửa hàng nghìn lò công nghiệp đốt than và sửa chữa nhiều nhà máy nhiệt điện đang sử dụng than làm nguyên liệu.

Tương tự, chính phủ CHLB Đức cũng tỏ ra rất kiên quyết trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí, đặc biệt là sau vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, vào tháng 3/2011. Khi đó, chính phủ Đức đã quyết định muộn nhất đến năm 2022 nước này sẽ từ bỏ năng lượng nguyên tử. Nhưng hiện tại các nhà máy sử dụng năng lượng than ở Đức đang tiếp tục vận hành hết công suất, còn Trung Quốc đang xây mới 28 nhà máy điện nguyên tử.

Như vậy, Trung Quốc và Đức đang đi theo hai mô hình rất khác nhau về sử dụng năng lượng than và năng lượng nguyên tử. Câu hỏi đặt ra hiện nay là, nguồn năng lượng nào trong hai nguồn năng lượng này thực sự có hại hơn và nguy hiểm hơn đối với con người?

Nhà nghiên cứu Mỹ Brian Wang mới đây đã công bố những kết quả nghiên cứu đối với năm 2012 về tiềm năng nguy hại của hai nguồn năng lượng nói trên. Cơ sở cho những kết luận trong nghiên cứu này là số các trường hợp tử vong có liên quan trực tiếp với các thảm họa và tai nạn tại các nhà máy nhiệt điện cũng như nguy hiểm về sức khỏe của các thảm họa này đối với người dân nói chung.

Tỷ lệ tử vong cao tại Trung Quốc

Theo kết luận của Brian Wang, nguồn năng lượng nguy hiểm nhất hiện nay là than đang được sử dụng để sản xuất điện và nhiệt. Nguồn năng lượng này là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong liên quan cao nhất, với 100 trường hợp tử vong trên mỗi teraW điện năng sản xuất từ than. Trong khi đó, các nhà máy nhiệt điện đốt than hiện đáp ứng khoảng một

phần tư nhu cẩu năng lượng trên toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tỷ lệ tử vong cao khi sử dụng than là ô nhiễm không khí. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp tử vong trong quá trình khai thác và vận chuyển than. Tại Trung Quốc, ô nhiễm không khí đã lên đến mức báo động và trở thành rủi ro rất lớn đối với sức khỏe của người dân.

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, ngay từ năm 2004 tỷ lệ các bệnh nhân ung thư phổi do ô nhiễm không khí trên toàn thế giới đã chiếm 8% trong tất cả các trường hợp ung thư phổi. Một nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ môi trường Greenpeace đối với châu âu cho thấy, mỗi năm ở châu lục này có 22.000 trường hợp tử vong sớm do ô nhiễm không khí liên quan đến đốt than.

Tại Trung Quốc, một nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Greenpeace đã dẫn đến kết luận là khí thải của các nhà máy nhiệt điện đốt than đã gây ra khoảng 250.000 trường hợp tử vong sớm trong năm 2011. Hàng triệu người dân Trung Quốc khác cũng đang đồng thời phải chịu những thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm không khí.

MỐI TRlfdNG

Hai mặt của năng lượng nguyên tử

Nghiên cứu của Brian Wang cũng cho thấy, trái với tác hại khủng khiếp của than thì năng lượng nguyên tử chỉ gây ra 0,09 trường hợp tử vong trên mỗi teraW điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này. Trong khi đó, ba nguồn năng lượng có thể tái sinh là năng lượng Mặt Trời, phong điện và thủy điện cùng với năng lượng nguyên tử hiện đang chiếm tổng cộng 17% sản lượng năng lượng trên toàn thế giới.

So với các nguồn năng lượng có thể tái sinh - nguyên nhân gây ra 2 trường hợp tử vong trên mỗi teraW năng lượng sản xuất ra - thì năng lượng nguyên tử còn vô hại hơn. Đặc biệt, các thảm họa khi vỡ đập ở các nhà máy thủy điện có thể dẫn đến số trường hợp tử vong rất cao.

Việc xác định các hậu quả của các vụ tai nạn ở các nhà máy nhiệt điện nguyên tử là vấn đề đặc biệt phức tạp. Hiện có những dữ liệu và dự đoán rất khác nhau về hậu quả đối với sức khỏe con người sau vụ tai nạn ỏ nhà máy điện nguyên tử Fukushlma. Một trong những nghiên cứu đầu tiên do các nhà khoa học California (Mỹ) thực hiện đã dẫn đến kết quả là, số người chết do bức xạ có thể nằm trong phạm vi từ 15 đến 3000 người, còn số người chết do ung thư có thể nằm trong phạm vi từ 24 đến 2450 người. Ngoài ra, còn có khoảng 600 người xung quanh nhà máy điện nguyên tử này đã chết trong quá trinh thực hiện các biện pháp di tản và cấp cứu.

Mặc dù có những dữ liệu khác nhau về tỷ

lệ tử vong trong các trường hợp tai nạn ở các nhà máy điện nguyên tử, những tính toán hiện nay vẫn cho thấy, ô nhiễm không khí do than gây ra vẫn dẫn đến hơn 100.000 trường hợp tử vong mỗi năm. Vì vậy, có thể kết luận than là nguồn năng lượng nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người.

Mặt khác, nguy hiểm tiềm năng khi xảy ra tai nạn ở các nhà máy điện nguyên tử tại những nước có mật đ ộ dân CƯ cao cũng rất cao. Đây Jà mối nguy hiểm rất nghiêm trọng, vì vậy việc so sánh năng lượng nguyên tử với các dạng năng lượng khác, ví dụ năng lượng có thể tái sinh, chỉ là một sự so sánh khập khễnh.

Các dạng năng lượng khác

Theo nghiên cứu của Brian Wang, dầu mỏ chiếm vị trí thứ hai trong số những nguồn năng lượng gây tử vong cao nhất hiện nay, với 36 trường hợp tử vong trên mỗi teraW năng lượng được sản xuất từ nguồn năng lượng này. Đối với dầu mỏ, tai nạn khi khai thác là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trong khi đó, phát thải các hạt bụi mịn và kim loại năng khi đốt dầu mỏ đều thấp hơn than, đồng thời hàm lượng năng lượng của dầu mỏ lại cao hơn. Do đó, tác động gây ô nhiễm không khí của dầu mỏ cũng thấp hơn. Năm 2012, dầu mỏ chiếm 36% trong tổng tiêu thụ năng lượng của thế giới.

Tỷ lệ các trường hợp tử vong liên quan đến năng lượng sinh khối là 24 trường hợp tử vong trên mỗi teraW năng lượng được sản xuất ra. Hoạt động khai thác năng lượng từ sinh khối là yếu tố bất lợi cho hệ hô hấp của con người, các hậu quả khác sẽ kéo theo sau. Sinh khối chiếm vị trí thứ 3 trong số những dạng năng lượng gây tử vong cao nhất. Năm 2012, sinh khối chiếm 21% trong tổng tiêu thụ năng lượng của thế giới.

Tuy chiếm 20% trong tổng tiêu thụ năng lượng của thế giới, khí thiên nhiên chỉ là nguyên nhân gây tử vong ở mức 4 trường hợp tử vong trên mỗi teraW năng lượng được sản xuất. Như vậy, có thể nói trong số những dạng năng lượng chính hiện nay thì khí thiên nhiên là dạng năng lượng ít nguy hiểm nhất đối với con người ■

TN

MỐI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Công nghệ hóa chất chemical industry magazine , số 12, 2014 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)