THUỐC TRỪ SÂU CHIẾT XUẤT TỪ NỌC ĐỘC CỦA NHỆN

Một phần của tài liệu Công nghệ hóa chất chemical industry magazine , số 12, 2014 (Trang 49)

NỌC ĐỘC CỦA NHỆN

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Newcastle và Đại học Durham (Anh) đã tìm ra một loại thuốc trừ sâu mới, được làm từ nọc độc của nhện, có độc tính cao đối với nhiều loại sâu hại nhưng an toàn đối với các loài ong mật. Đây có thể là giải pháp thay thế cho các loại thuốc trừ sâu nhóm neonicotinoit - những thuốc trừ sâu này có liên quan đến hiện tượng suy giảm của các quần thể động vật thụ phấn hữu ích.

Khi cho các con ong ăn thuốc trừ sâu làm từ nọc độc của nhện ở nhiều nồng độ khác nhau trong bảy ngày, nhóm nghiên cứu nhận thấy loại thuốc trừ sâu trên chỉ ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe của ong cũng như khả năng nhớ của chúng. Điều này là quan trọng vì khi tìm kiếm thức ăn ong mật phải ghi nhớ đặc điểm của những loài hoa liên quan với thức ăn. Nếu khả năng nhớ bị ảnh hưởng, ong sẽ rất vất vả khi đi tìm thức ăn và trở về tổ, khi đó sự tồn tại cũa đàn ong

có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2013, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Newcastle đã cho thấy các neonicotinoit có thể ảnh hưởng bất lợi đến khả năng học hỏi, ghi nhớ và giao tiếp với bạn cùng tổ của ong như thế nào. „ , Loại thuốc trừ sâu mới được chế

tạo từ nọc độc của một loại nhện Australia, kết hợp với lectin chiết xuất từ cây giọt tuyết. Protein của Ị : n ọ c nhện phong bế các kênh canxi f ; ' trong não côn trùng - nơi diễn ra các . V ’ quá trình học tập và ghi nhớ. Trong • * khi đó, hợp chất lectin từ cây giọt

tuyết hoạt động như protein “vận chuyển” và cũng là thuốc trừ sâu sinh học hữu hiệu đối với nhiều loại côn trùng gây hại khác nhau.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện trên là một khởi đầu thú vị và đầy hứa hẹn cho sự phát triển của loại thuốc trừ sâu thân thiện với các loài côn trùng thụ phấn, nó tác động đến các loài côn trùng có hại nhưng không ảnh hưởng đến ong mật.

Một ưu điểm khác của thuốc trừ sâu mới là nó ít có khả năng tổn tại lâu dài trong môi trường. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu độc tính của thuốc trừ sâu này đối với các loài côn trùng thụ phấn quan trọng và sẽ tiến hành một nghiên cứu dài hạn để điểu tra các tác động lâu năm đối với toàn bộ các đàn ong và khả năng sinh sản của chúng ■

PHẠM HUỆ

Theo Chemistry & Industry, 07/2014

Một phần của tài liệu Công nghệ hóa chất chemical industry magazine , số 12, 2014 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)