Mới đây, các cơ quan thành phố New York (Mỹ) đã quyết định lắp đặt các ắc quy lưu lượng vanađi trong các tòa nhà ở khu Manhattan. Đây là một bước tiến lớn đối với lĩnh vực lưu trữ năng lượng của Mỹ.
Mục đích của dự án này là cắt giảm chi phí năng lượng của thành phố và biểu thị cho thấy các hệ thống lưu trữ năng lượng tại chỗ, chiếm diện tích nhỏ nhưng công suất cao, có thể cân đối phụ tải điện trong giờ cao điểm một cách hiệu quả như thế nào. Tuy không sử dụng năng lượng có thể tái tạo, hệ thống lưu trữ năng lượng tại chỗ cũng là bước tiến lớn trong quản trị mạng lưới điện của thành phố và các tòa nhà.
Hệ thống ắc quy lưu lượng vanađi, được biết đến như hệ thống CellCube và do Công ty Gildemeister (Đức) sản xuất, là hệ thống lưu trữ năng lượng cho phép cung cấp điện năng sạch, không phát thải các khí gây ô nhiễm. Nó có thể được nạp khá nhanh với độ an toàn cao, có khả năng lưu trữ và thời gian đáp ứng nhanh. Theo hãng tin Blommberg, vanađi trong dung dịch axit sunphuric của ắc quy có thể được nạp và phóng điện trong thời gian gần như vô tận, VỚI tuổi thọ lên đến 20 năm. Hệ thống CellCube đã cung cấp khả năng lưu trữ năng lượng cho nhiều nước ở châu Âu, châu Á và châu Phi, nhưng chỉ đến nay mới bước vào thị trường Mỹ.
Đầu năm 2013, Công ty American
Vanadium tại Vancouver (Canada) đã liên kết với Công ty Gildemeister của Đức để cung cấp các giải pháp lưu trữ năng lượng cho thị trường Bắc Mỹ. Với việc sử dụng vanađi khai thác trong mỏ Gilbelinl, mổ vanađl duy nhất của Mỹ, việc thương mại hóa giải pháp lưu trữ năng lượng này tại Mỹ có thể trở thành hiện thực khi Công ty American Vanadium chuẩn bị bắt đầu sản xuất tại mỏ Gibelini.
Theo Công ty thực hiện dự án nói trên là CleanTechnlca, họ hy vọng sẽ tận dụng tốt hơn tiềm năng của hệ thống lưu trữ năng lượng mới, sử dụng nó làm phương tiện nạp năng lượng trở lại lưới điện với mục đích giảm nhu cầu xây dựng các trạm biến áp lớn khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng ■
LH
Theo Resources Investing News 4/2014
sulphua gần các giếng địa nhiệt dưới mặt nước biển. Công ty sẽ phát triển robot để khoan cắt quặng từ đáy biển, sau đó bơm hỗn hợp đất đá và nước lên mặt đất để chế biến tiếp.
Với những dự kiến về xu hướng tăng giá của đổng, các nhà đầu tư trên thế giới đang
nỗ lực tìm mua các mỏ đổng. Những công ty sở hữu các mỏ như vậy sẽ thu lợi lớn khi tình trạng thiếu hụt đồng tăng mạnh trong vài năm tới khi nguồn cung ngày càng giảm ■
HV
Theo Industrial Minerals, 10/2014