Các nhà khoa học tại Đại học Manchester, Anh đã tìm ra một loại vi khuẩn có khả năng phát triển mạnh trong các mẫu đất có độ kiềm cao, lấy từ địa điểm sản xuất công nghiệp ở Peak District, Anh. Mặc dù khu vực này không nhiễm phóng xạ, nhưng các nhà khoa học dự báo các khu vực chứa rác thải phóng xạ có nhiều đặc tính tương tự như các vùng đất kiềm. Họ cho rằng, vi khuẩn tồn tại ở những điều kiện đó và có khả năng tiêu hóa axit isosaccharinic (ISA) có thể trở thành tác nhân tiềm năng hỗ trợ xử lí rác thải hạt nhân.
ở châu Âu, chất thải hạt nhân cấp trung bình là vật liệu có hàm lượng cao các chất phóng xạ, chúng cần phải được che chắn mà không cần làm lạnh. Chất thải này thường bao gồm nhựa, bùn hóa chất, lớp sơn của các bình nhiên liệu hạt nhân và vật liệu nhiễm xạ trong quá trình phản ứng ngừng hoạt động, chúng thường được xử lí bằng cách hóa rắn trong xi măng hoặc nhựa đường, sau đó chôn xuống các hầm ngầm.
Tuy nhiên, khi nước ngầm thấm vào đến những vật liệu thải này thì sẽ phản ứng với xi măng và trở nên có tính kiểm cao. Điều kiện này kích thích một loạt các phản ứng hóa học và phân hủy nhiều vật liệu xenluloza trong rác thải, sinh ra ISA và nhiều chất khác.
Đây là điều đáng lo ngại vì ISA có khả năng phản ứng với nhiều đồng vi phóng xạ độc và không ổn định. Nếu nó liên kết với các đổng vị phóng xạ như uran, loại vật liệu độc hại này sẽ trở nên dễ hòa tan hơn rất nhiều, làm tăng nguy cơ phóng xạ rò rỉ khỏi các hầm ngầm lên mặt đất và gây nhiễm xạ nước uống hoặc đi vào chuỗi thức ăn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester tin rằng loại vi khuẩn ăn rác mới có thể ngăn cản quá trinh trên nhờ chúng có khả năng sống trong các điều kiện kiềm cao và sử dụng ISA làm nguồn thức ăn và năng lượng. Ngoài ra, chúng còn có thể thay đổi hệ thống trao
CNIIC - S Ố 12/2014
C A U T I O N
*
r*
r*
Rác thải hạt nhân sẽ tiếp tục được chôn vùi sâu trong lòng đất hàng nghìn năm nên vi khuẩn sẽ có nhiều thời gian để thích nghi. Vì vậy, bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu là tìm hiểu xem chúng sẽ có tác động gì đối với các vật liệu phóng xạ. Họ hy vọng vi khuẩn có thể cố định các vật liệu phóng xạ dưới lòng đất nhờ thói quen tiêu hóa ISA một cách khác thường của chúng ■
PH
Theo Gizmag, 10/2014