Các yêu cầu cơ bản của hệ thống Ballast

Một phần của tài liệu Tính toán mô hình hệ thống BALLAST phục vụ công tác giảng dạy thực hành (Trang 34 - 35)

- Hệ thống phải đảm bảo bơm đầy hoặc hút cạn một két bất kỳ hoặc đồng thời một vài hoặc tất cả, cũng như khi cần thiết phải bảo đảm chuyển nước dằn từ một két này sang một két khác.Các két nước dằn đặt càng thấp càng tốt, mục đích là cải thiện tính ổn định cho tàu.Kết cấu của hệ thống phải loại trừ khả năng nước chảy từ mạn cũng như từ các két nước dằn vào các két và các khoang khác.

- Để bố trí các két dằn, thường người ta dùng các khoang phía mũi và lái, các khoang ngay hai bên mạn với mục đích tạo ra mô men gây

nghiêng, chúi lớn nhất mặc dù khối lượng nước dằn không lớn, tiết kiệm dung tích khoang hàng.

- Thể tích các két dằn và bố trí chúng phải thỏa mãn để đảm bảo nhận một lượng dằn cần thiết cho việc thay đổi mớn nước, nghiêng và chúi của tàu. Các két nước dằn phải bố trí thiết bị đo mức nước thích hợp được dẫn lên boong.Trọng lượng nước dằn kể cả hàng lỏng cần thiết để dằn tàu, đảm bảo ổn định trong khai thác, đảm bảo cân bằng dọc và cân bằng ngang tàu. Nói chung trọng lượng dằn luôn cần thiết trong thiết kế tàu. Điều cần biết, cố gắng hạ thấp lượng nước dằn đến mức có thể trong thiết kế tàu. Lượng dằn nếu nhiều quá sẽ chiếm mất phần của sức trở của tàu, làm tăng sức cản, kéo theo tốn nhiên liệu chạy máy để thắng sức cản ngoài ý muốn đó.

- Vật dằn được bố trí không chỉ trong đáy đôi, trong các két sâu, nhiều khi còn bố trí trên các két cao làm nhiệm vụ nâng cao trọng tâm tàu, ví dụ trên các tàu trở quặng. Từ thống kê có thể nhận thấy, tàu vận tải nhỏ với buồng máy giữa tàu, thường không có két sâu.

Một phần của tài liệu Tính toán mô hình hệ thống BALLAST phục vụ công tác giảng dạy thực hành (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w